Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2024

Bài toán lúa gạo cho Việt Nam

TS TRẦN HỮU HIỆP Xuất khẩu gạo lại tiếp tục lập kỷ lục mới, khi chỉ trong 11 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 4 tỉ USD. Đây là mức cao nhất sau 34 năm nước ta quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới.   Cánh đồng lúa ở Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH Gạo Việt đã vượt qua gạo Thái, đang có giá bán cao nhất. Xuất khẩu gạo không chỉ tăng trưởng về lượng mà còn tăng giá trị, giá bán.  Quyền thương lượng đã chuyển từ người mua gạo sang người bán khi ta đang nắm giữ nguồn cung khan hiếm. Hạt gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất, từ nền sản xuất  lúa gạo  sang kinh tế lúa gạo. Nhưng kỳ tích lúa gạo đã qua và vinh quang trong hiện tại không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công mới trong tương lai. Xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng người trồng lúa vẫn chưa giàu.  Những bất cập trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo từ đầu và...

Cần giải pháp thích hợp trong điều hành lúa gạo

Trần Hữu Hiệp ĐTTC, SGGP - 17/11/2023 14:11 (ĐTTCO) - Theo các phân tích, dự báo, cán cân cung - cầu gạo thế giới đang nghiêng về mức thiếu hụt sau 14 năm kể từ mùa vụ 2006-2007. Nguy cơ mất an ninh lương thực đang quay trở lại trên phạm vi toàn cầu. Thu hoạch lúa ở ĐBSCL.   Việt Nam, với vị thế cường quốc xuất khẩu gạo, nên tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu gạo hay hạn chế để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Chọn lựa nào? Xuất khẩu gạo đang là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cả nước. Theo số liệu thống kê 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất tính từ năm 2009. Giá gạo Việt xuất khẩu cũng vượt qua Thái Lan và đang đứng đầu thế giới. Theo đó, gạo tấm 5% của Việt Nam đang được bán với giá 643USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 79USD/tấn và 80USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam...

Tìm lời giải cho bài toán vật liệu thay thế cát sông tại ĐBSCL

QUANG PHƯƠNG   Báo Lao Động -  Thứ sáu, 24/11/2023 17:42 (GMT+7) Tại buổi toạ đàm “Vật liệu nào thay thế  cát  sông” diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 24.11, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những vật liệu có thể thay thế cát phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự thiếu hụt thấy rõ Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ - cho biết, hiện nay TP Cần Thơ không có cát san lấp nhưng nhu cầu khai thác cát đang rất lớn. Cụ thể, đối với 2 đường cao tốc đi qua địa bàn TP Cần Thơ là hơn 13 triệu m3 cát. Thủ tướng Chính phủ cũng đã kết luận giao tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long hỗ trợ cho Cần Thơ. “Chỉ tính riêng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (giai đoạn 1), mới khởi công vào tháng 9 vừa qua, nhu cầu cát san lấp đã lên đến 9 triệu m3. Dự kiến giai đoạn 2 mở rộng khu công nghiệp này thêm 600ha, cũng như thu hút thêm nhiều khu công nghiệp, thì cát càng trở thành một bà...

Khai thác cát sông quá mức sẽ 'trả giá'

  PLO - 24/11/2023 21:06 CHÂU ANH (PLO)- Các chuyên gia cho rằng, việc khai thác cát sông như cường độ hiện nay sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đó là gia tăng sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân sinh sống ven sông. Sáng 24-11, tại TP Cần Thơ, Báo Đại Đoàn Kết tổ chức tọa đàm với chủ đề “Vật liệu nào thay thế cát sông?”. Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà báo Lê Anh Đạt, quyền  Tổng Biên tập  Báo Đại Đoàn Kết cho rằng câu chuyện  thiếu cát xây dựng  không chỉ là tình trạng riêng của ĐBSCL mà đây là câu chuyện của cả nước, của hiện tại và cả tương lai. Do đó, buổi toạ đàm mong muốn các  chuyên gia , đại biểu tham gia nêu rõ thực trạng thiếu cát hiện nay được nhìn nhận dưới rất nhiều góc cạnh khác nhau. Cạnh đó, tìm ra được những giải pháp, cách thức để tìm ra vật liệu thay thế cát sông hiện nay. Lấy cát sông đắp lên thì sạt lở gia tăng tương ứng hoặc cao hơn Theo PGS TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Đại học Cầ...

Công nghệ chắp cánh cho tăng trưởng xanh

  T rần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM - 07/12/2023 - 06:16 PNO - Nông dân đang rất cần sự hợp tác của nhà đầu tư, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và sự kiến tạo của Nhà nước. Lâu nay, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về nông nghiệp, thủy sản của cả nước, có diện tích đất nông nghiệp lớn, lực lượng nông dân đông đảo và là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Nhiều nông sản chủ lực của vùng này góp phần quan trọng đưa nước ta vào nhóm 10 quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản trên thế giới. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng bức tranh nông nghiệp, nông thôn và vị thế người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn nổi lên các mảng sáng. Từ xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nay đã có những nhà máy chế biến nông sản công suất lớn, được đầu tư về công nghệ, tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Đã có những doanh nghiệp tiên phong, nông dân ứng dụng kinh tế số trên những cánh đồng, vườn cây, ao cá.  Câu chuyện “đi” của một...

Thư viện VideoClip: Phóng sự- Gạo Việt tạo bước đột phá mới - Video đã p...

Thư viên Videolip: ND TV_Phát triển du lịch từ văn hóa bản địa - Miền Tâ...

Thư viện VideoClip: QH TV. CẦN THƠ- SẼ PHÁT TRIỂN XỨNG TẦM VÙNG ĐBSCL

Thư viện VideoClip: VTV CT_Xuất khẩu gạo 2024_Miền Tây hôm nay buổi chiề...