Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2024

VTV CT_Du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu ở Cần Thơ

Xin làm cây lúa cúi đầu tiễn biệt thầy Xuân!

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ - 21/08/2024 09:09 GMT+7 GS.TS Võ Tòng Xuân, "cây đại thụ" của nền nông nghiệp Việt Nam, chuyên gia uyên bác trong mắt bạn bè quốc tế, thầy Xuân của nhiều thế hệ học trò, anh Ba Xuân của bà con nông dân miền Tây, vĩnh viễn trở về nằm lại ở quê nhà Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. GS Võ Tòng Xuân tham quan cánh đồng chính tại huyện An Phú, tỉnh An Giang - Ảnh: X.H Mấy ngày qua, đã có nhiều bài viết, nhiều câu chuyện, sẻ chia, hoài cảm về GS Xuân đáng kính từ những góc nhìn khác nhau. Đặc biệt, có rất nhiều người dân dù đã gặp thầy hay chưa, họ đều nhận ra hình ảnh thân quen của thầy, hiểu biết về thầy, nhất là những người nông dân miền Tây, bởi sự gần gũi, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc gắn với lợi ích của họ. Nhân cách, phong thái gần gũi, chân tình Tôi không phải là học trò của thầy ở trường học, nhưng không ít lần được làm thư ký các hội đồng khoa học giúp việc thầy, sau này được làm việc chung hay như lần chia sẻ cuối cùng cách đây hơ...

Tiễn biệt nhà khoa học của ruộng đồng

  Trần Hữu Hiệp SGGP - 20/08/2024 07:43 Sống chết là quy luật muôn đời. Có người từ giã cõi đời, dù dân chưa được gặp ngoài đời vẫn không ngớt tiếc thương. Trong cảm nhận của tôi, GS-TS Võ Tòng Xuân, “cây đại thụ” của nông nghiệp Việt Nam, nhà khoa học của ruộng đồng, một người gắn bó với đất, nước, cây lúa, là một người như vậy. Người mà những cây lúa cũng đang cúi đầu tiễn biệt! GS-TS Võ Tòng Xuân (giữa) trong một lần thăm đồng lúa thơm ST ở tỉnh Sóc Trăng Ảnh: CAO PHONG Nhớ thời... trường học trên đồng Tôi biết GS-TS Võ Tòng Xuân gần 1/4 thế kỷ trước, khi thầy đã là một người nổi tiếng, một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của đất nước được thế giới biết đến. Không phải là học trò của thầy ở trường học, nhưng tôi không ít lần làm thư ký các hội đồng khoa học giúp việc thầy, sau này được làm việc chung, hay như lần chia sẻ cuối cùng cách đây hơn 1 tháng, trước khi thầy đi chữa bệnh. Có điều kiện gần thầy trong công việc, càng quý trọng thầy, không chỉ về kiến thức khoa họ...

Thiếu cát cho công nghiệp nghĩ đến tương lai thu hút đầu tư ĐBSCL

Trung Chánh KTSG - 10:00 13/08/2024 Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG Online) – Cát khan hiếm không chỉ ảnh hưởng đến các dự án hạ tầng giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà còn tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư khi các dự án hạ tầng công nghiệp cũng bị đình trệ. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề cho các bên liên quan giải quyết để cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực trong thời gian tới ·         Khởi động VSIP Cần Thơ – khu công nghiệp VSIP đầu tiên ở ĐBSCL VSIP Cần Thơ thiếu cát và tác động tiềm tàng Cơ chế đặc thù về sử dụng cát cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở ĐBSCL, nhất là các tuyến cao tốc đã phần nào giải quyết được chuyện thiếu nguồn vật liệu. Tuy nhiên, với các dự án hạ tầng khác, bao gồm khu/cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị vẫn đang gặp khó… Tại hội nghị “Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành p...

Hiệu ứng tích cực từ bước chuyển mới

Trần Hữu Hiệp SGGP 02/08/2024 05:43 Cả kim ngạch và tốc độ xuất khẩu đều đạt những con số kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong 7 tháng đầu năm 2024, cả nước xuất siêu hơn 14 tỷ USD; riêng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm đến 9,4 tỷ USD, chiếm hơn 67% giá trị, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay đạt gần 34,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thủy sản hiện diện trong các nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD. Nguồn: VGP Không chỉ dừng lại ở kỷ lục được xác lập, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt hiện diện trong các nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD trong các tháng đầu năm nay như gỗ và sản phẩm từ gỗ (8,876 tỷ USD), thủy sản đạt 5,293 tỷ USD; trong đó chỉ riêng tôm hơn 2 tỷ USD, cá tra 1,02 tỷ USD, rau quả (3,83 tỷ USD), cà phê (3,537 tỷ USD), gạo (3,27 tỷ USD), cao su (1,457 tỷ USD)… Nhiều mặt hàng nông sản vẫn đang rộng đường xuất khẩu để tiếp tục tạo ra những kỷ lục mới. Rõ ràng, xuất khẩu nông sản là điểm sáng tron...

Thực trạng ô nhiễm đất ở Long An đặt vấn đề cho chiến lược phát triển bền vững

Trung Chánh KTSG - 16:36 07/08/2024 Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG Online) – Kết quả điều tra, đánh giá đất, nước trên địa bàn tỉnh Long An cho thấy thực trạng ô nhiễm kim loại nặng rất đáng báo động. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn, theo ý kiến của chuyên gia, đó là trên phạm vi vùng, thậm chí cả nước cần có chiến lược hành động để có hướng đi phù hợp hơn với vấn đề này trong tương lai. Hôm 30-7-2024 vừa qua, UBND tỉnh Long An đã có Quyết định 7620/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thực hiện dự án điều tra, đánh giá ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh Long An. Đất, nước ở Long An bị ô nhiễm kim loại nặng từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong ảnh là nhà máy sản xuất giấy đã ngưng hoạt động ở Long An. Ảnh minh hoạ: Trung Chánh “Báo động” đất và nước ô nhiễm kim loại nặng Dự án đã phân tích 812 mẫu đất và 372 mẫu nước ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số mẫu đất bị ô nhiễm là 31, chiếm 3,82% tổng số mẫu phân tích và có 81 mẫu cận ô nhiễm, chiếm 9,98% số mẫu đánh giá...

VTV CT_Sớm gỡ thẻ vàng thúc đẩy tăng trưởng thủy sản