Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc

 - Cụm từ "nợ xấu" xuất hiện thời gian qua đã thách thức rất nhiều chuyên gia kinh tế. Chưa có một giải pháp khả thi nào được đưa vào áp dụng thì gần đây, Việt Nam càng đau đầu hơn khi một khía cạnh khác của "nợ xấu" đi vào báo động đỏ - "nợ xấu cá tra". Khẩn cấp cứu ngành cá tra đang hấp hối Xem bài khác trên Vef.vn Nuôi cá tra, một cổ ba tròng Số lượng doanh nghiệp và hộ nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng các ưu đãi mà cơ chế hội nhập mang lại, đặc biệt là cá tra. Giai đoạn 2007-2010, số lượng doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2003. Bên cạnh đó, tính riêng cá tra, tổng diện tích nuôi cá năm 2011 tăng 30ha so với năm 2010, đạt 5.430 ha. Tuy nhiên, ước mơ kiếm được bạc, vàng từ con cá tra dường như ngày càng xa vời. Trái lại, họ còn rơi vào cảnh khó khăn chồng chất. Đầu tiên là giá cả, chi phí đầu vào tăng vọt. Hiện chi phí thức ăn (chiếm 70...

Cánh đồng mẫu lớn: cần liên kết từ doanh nghiệp

Trung Chánh ( TBKTSG Online)  Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CDML) được xác định là tiền đề đưa ngành sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người trồng lúa nhưng sau 2 năm triển khai, ngoại trừ có sự phát triển về diện tích thì chất lượng của mô hình CDML vẫn không như mong đợi, do thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Chất vẫn chưa tăng Báo cáo tại diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn” được tổ chức tại An Giang ngày 13-7, ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình CDML tại ĐBSCL, diện tích tham gia không ngừng được nâng lên. “Nếu như trong vụ hè thu năm 2011 diện tích tham gia mô hình chỉ trên 7.800 héc ta, đạt trên 93% kế hoạch (8.370 héc ta) thì sang vụ đông xuân 2011-2012 diện tích tăng lên trên 19.720 so với kế hoạch đề ra là 18.880 héc ta, đạt trên 104%. Thời gian tới, Cục...

LÚA HÈ THU Ở ĐBSCL: Giá lúa chưa thể giúp nông dân thoát nghèo

Thứ sáu 13/07/2012 08:58 ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa hè thu trong năm với khoảng 1,6 triệu hécta, sản lượng ước tính hơn 9 triệu tấn. Vụ hè thu này lại được mùa với năng suất bình quân khoảng 6,5 tấn/ha; thế nhưng... Lúa trúng mùa, nhưng người dân không vui. Ảnh: H.K Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành về việc công bố giá mua lúa định hướng vụ hè thu 2012. Theo đó, giá thành sản xuất lúa hè thu được khảo sát nằm trong khoảng 3.524 – 4.540đ/kg, bình quân là 3.993đ/kg. Từ đó, Bộ Tài chính đã quy định giá mua lúa định hướng bảo đảm mức lãi tối thiểu (30%) cho người trồng lúa. Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT Long An – cho rằng, giá thành sản xuất được khảo sát như trên là sát với thực tế. Tỉnh Long An đã thu hoạch được 16.000ha trên tổng số 225.000ha lúa hè thu. Tính đủ các chi phí, người nông dân Long An phải đầu tư xấp xỉ 20 triệu đồng/ha. Quy định “giá mua định hướng” của Bộ Tài chính khi đi vào thực tế đ...

Kinh tế học về mại dâm

TTCT - Nhiều ý kiến có thể cho câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu là chủ đề của báo lá cải hoặc đơn giản là một vấn đề xã hội nan giải gây thách thức cho cả những chính phủ cởi mở nhất. Nhưng đã có những nghiên cứu rất nghiêm túc về vấn đề này dưới góc độ kinh tế, với nhiều kết luận đáng lưu tâm. Minh họa: DAD Nữ giáo sư Lena Edlund (Đại học Columbia) và Evelyn Korn (Đại học Eberhard Karls, Tübingen) có lẽ là những nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu về mại dâm. Công trình của hai bà “Một lý thuyết về mại dâm” được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu kinh tế danh giá nhất của thế giới Journal of Political Economy năm 2002. Theo cách giải thích của hai bà: “Mại dâm là một ngành công nghiệp nhiều tỉ USD và là công việc thường xuyên của hàng triệu phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Một khảo cứu gần đây của Văn phòng Lao động quốc tế cho thấy ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan có tới 0,25-1,5% phụ nữ tham gia hoạt động m...

Một Chính phủ lắng nghe

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 12-7-2012 Trần Hiệp Thủy Chuyện ồn ào về mức thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cuối cùng cũng kết thúc có hậu. Công đầu thuộc về báo chí và các hiệp hội vận tải ôtô. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính về việc giảm mức thu phí từ 25 - 30% đối với xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 fit qua tuyến đường này, giao Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo thẩm quyền. Trước đó, việc ngành giao thông đề xuất “đẻ” thêm trạm thu phí trên QL1 (song song với tuyến cao tốc) như một kiểu “ví xe vào đường cao tốc để thu phí” cũng bị dư luận phản ứng dữ dội, sau đó bị dẹp bỏ. Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương (Ảnh: Internet) Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, một trong những tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, rút ngắn thời gian đi lại, góp phần vận tải một lượng lớn hàng hóa từ vựa lúa, trái cây, thủy sản lớn nhất nước về trung tâm kinh tế TPHCM và xuất khẩu. Song, đây cũng là tuyến đườ...

Nhà thơ Kiên Giang: Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng    Xem tiểu sử Kiên Giang - Hà Huy Hà trên Wikipedia Hơn nửa thế kỷ trước, bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1958) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài thơ còn được biết đến nhiều hơn khi được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc. Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách” Kiên Giang là nhà thơ, soạn giả cải lương (tác giả các vở tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Sơn nữ Phà Ca… ), nhà báo - chứng nhân còn sót lại của sự kiện “Ngày ký giả đi ăn mày” (xảy ra vào năm 1974, báo giới miền Nam xuống đường với nón lá, bị, gậy của dân “cái bang” để chống đối chính quyền Thiệu ra sắc luật đàn áp báo chí)… Người viết chơi thân với ông đã gần hai mươi năm nhưng muốn gặp ông thật khó bởi ông luôn dịch chuyển (rất giống với ông bạn thân cùng lứa, cùng làng là nhà văn Sơn Nam). Năm nay (2011) đã 84 tuổi, mái tóc gội tuyết sương đến bạc trắng nhưng nếu có ai hỏi về thời niên thiếu, về Sơ...