Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip THVL: Bài toán khai thác cát sông

Chém gió một chút ở phút thứ 6 và phút thứ 12.10.

“Đề án đã thực sự đi vào cuộc sống, chọn đúng trọng tâm và phối hợp chỉ đạo hiệu quả”

Thời báo Ngân hàng, ngày 27/06/2017 Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2012 - 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ sẽ tổ chức vào ngày 28/6/2017 tại TP. Cần Thơ.  Trước thềm Hội nghị, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về kết quả, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án cũng như hiệu quả tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực. Xin ông cho biết kết quả sự phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ giữa Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với NHCSXH. Nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ra sao? Như chúng ta biết, tín dụng chính sách là tín dụng đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về đòn bẩy kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về mặt thực hiện chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghè...

Các giải pháp gỡ "nút thắt" nông nghiệp công nghệ cao

Theo tạp chí Nông Thôn Việt, 10/03/2017 (GMT+7)  “Nông nghiệp công nghệ cao” đang là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng gói tín dụng ưu đãi nông nghiệp lên mức 100.000 tỷ đồng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao gắn với khởi nghiệp là hướng đi đúng. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, cần giải quyết rất nhiều “nút thắt” đang tồn tại trên lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. TS Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 4 NHÓM VẤN ĐỀ CHÍNH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là bài toán cần tập trung giải quyết với 4 nhóm vấn đề chính. Một là đất sản xuất nôn...

HGTV | Tọa đàm Vực dậy "Báu vật" Đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm giải nhất Liên hoan truyền hình Tây Sông Hậu 2017

Miền Tây - những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng đang vỡ: Giải pháp thì nhiều, kết quả chẳng thấy đâu...

LĐ   HOÀNG VĂN MINH , 20/06/2017, bài trên báo Lao Động Vài lời của tôi: Tôi không phải là Tiến sĩ, nhưng thỉnh thoảng một vài bạn nhà báo vẫn hay nhầm. Bài viết này của bạn Hoàng Văn Minh có tâm, nhưng có phần bi quan. Vì bạn Văn Minh có vài đoạn trích dẫn tôi, có thể do khuôn khổ bài báo có hạn, nên khó diễn đạt đầy đủ, nên tôi cũng cần nói cho rõ. Cá nhân tôi trăn trở, nhưng không bi quan về tương lai của đồng bằng. Tôi vẫn có niềm tin về con người miền Tây khí phách, không chịu khuất phục, còn mang trong người khí chất thời đi mở đất của “Hương rừng Cà Mau” mà ông già Nam Bộ học Sơn Nam đã ghi tạc một góc trời Nam qua mấy dòng thơ “ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu/ Mang theo chiếc độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên/ Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả...”. Tất nhiên, niềm tin đó không phải là “ngồi cầu trời, khấn phật”. “Tôi không muốn nói là u ám, nhưng đúng là rất… u ám” - câu cảm thán của TS Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế Ban Chỉ đạo Tây...

Điều kiện kinh doanh bị 'chặt khúc', doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó

Báo Tin T ứ c, TTXVN, ngày 21/06/2017 Mặc dù đã đạt được thành tích tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm nhưng ngành lúa gạo vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và rào cản về chính sách khiến năng lực cạnh tranh bị giảm sút. Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN Vẫn còn bất cập Không thể phủ nhận, suốt một thời gian dài, Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cải thiện tình hình lộn xộn về xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cùng với đó, những quy định khắt khe của Nghị định này còn giúp sàng lọc và loại bỏ các thương nhân không có thực lực cũng như định hướng thương nhân đầu tư lâu dài.  Tuy nhiên, sau 7 năm áp dụng vào thực tiễn, đến nay Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã có những bất cập cần phải thay đổi cho phù hợp. Nhưng, “chỉnh sửa” hay “làm mới” đang là vấn đề được nhiều ý kiến đưa ra và đề nghị Chính phủ cân nhắc. Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nê...

Giải quyết từ gốc

Mục sự kiện & Vấn đề, báo SGGP Thứ Bảy, 10/6/2017 “Giải cứu” thịt heo đang làm nóng nghị trường Quốc hội và truyền thông thời gian qua. Vào Google gõ 2 từ “giải cứu”, trong 0,61 giây lập tức có ngay hơn 9,6 triệu kết quả như một ma trận. Từ việc kêu gọi giải cứu các mặt hàng nông sản như dưa hấu, chuối, hành tím, ớt, gừng, cá tra, cá sấu, thịt lợn đến... giải cứu giáo viên. Để giải cứu nông sản, nhiều hoạt động mang tính nhân văn được phát động, từ kêu gọi, vận động đến quy định chỉ tiêu phấn đấu kiểu như: mỗi giáo viên phải mua ít nhất 10kg thịt lợn/tháng, đoàn viên, thanh niên đi bán dưa hay ăn dưa hấu là yêu nước, thương nông dân, rồi chỉ đạo “bộ đội ăn thịt lợn” để góp phần tiêu thụ lợn. Tình trạng này đã xảy ra mấy năm qua, là câu hỏi cũ chưa có lời giải mới. “Tín hiệu trục trặc” của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ với điệp khúc nông sản “trúng mùa mất giá, được giá hết hàng” trong vòng luẩn quẩn nhiều năm qua. ...