Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Anh Bảy Chà Hynos – Tiền thân của kem đánh răng P/S

·       Lê Nguyên ·       TriThuc.Vn, Thứ Ba, 08/01/2019  Ít ai biết rằng tiền thân của kem đánh răng P/S là nhãn hiệu kem đánh răng Hynos một thời vang bóng Sài Gòn, không chỉ từng “độc cô cầu bại” ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Thái Lan, Singapore, Hong Kong. Vậy điều gì đã khiến Hynos đánh bại cả những hãng kem khổng lồ thống trị miền Nam như Colgate của Mỹ, C’est của Pháp và hai ông lớn Perlon và Leyna? Và điều gì dẫn đến sự lụi tàn của Hynos? Ảnh: Pa-nô quảng cáo kem đánh răng Hynos – một thương hiệu nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 bởi nhiếp ảnh gia Mỹ Michael Burr, chụp ở Sài Gòn năm 1969-1970, khi ông làm giáo viên dạy tiếng Anh cho không lực VNCH. Tuýp kem đánh răng in hình ảnh người đàn ông da đen khoe hàm răng trắng ấn tượng với nhãn hiệu Hynos rất “Tây” hóa ra lại là hàng “Made in Vietnam”. Nhãn hiệu kem đánh răng này lúc khởi thủy được sáng lập bởi một người Mỹ gốc Do Thái, muốn làm ăn ở nước ta. ...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý chuyện “Tác quyền cây lúa” đăng trên TBKTSG

Vài lời: Công văn của VPCP cho thấy, Thủ tướng, hoặc ít ra là Thư ký báo chí của Thủ tướng nghiêm túc đọc báo và lắng nghe ý kiến chuyên gia. Thật ra, ý trong bài viết của tôi là của TS. Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL mà cách nay 7 năm (báo Lao Động ngày 25.02.2012) tôi đã nêu trong bài viết "Đòi tác quyền cây lúa" , nhưng "không ai chịu trả" cho các nhà khoa học. Nếu tính, mỗi năm nợ 7 triệu USD, thì "món nợ" này đã lên 49 triệu USD rồi. Ai trả? Bao giờ? Trung Chánh TBKTSG, Thứ Tư,  9/1/2019, 10:18  (TBKTSG Online) - Liên quan đến bài viết “Tác quyền cây lúa” được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn-TBKTSG (Saigon Times Group), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xử lý. Ngày 31-12-2018, ông Nguyễn Cao Lục, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ký công văn số 12790/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 18-12-2018 trong bài...

Mở cơ hội kết nối quốc tế

Gia Bảo Báo Cần Thơ, ngày 25/08/2017 Thời gian qua, TP Cần Thơ có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế thành phố. Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp (DN) thành phố cũng có nhiều cơ hội trong hoạt động xuất nhập khẩu, mời gọi đầu tư… Nhưng nếu tính trong tương quan là thành phố trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thì sự phát triển của Cần Thơ chưa xứng tầm. DN vẫn kỳ vọng rất nhiều vào sự bứt phá của thành phố trong thực hiện chính sách hỗ trợ DN. Chủ động nhưng hiệu quả chưa cao Tính sơ bộ trong giai đoạn 2010-2016 và các tháng đầu năm 2017, TP Cần Thơ đã ký kết 12 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các tỉnh, thành phố trên thế giới trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, hành chính công, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp chế tạo máy, hóa chất, may mặc, du lịch, đầu tư… Theo nhận định của các sở, ngành chức năng Cần Thơ, những hoạt động này đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố; đặc biệt là trong tiến ...

Sáng hơn bức tranh giao thông đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, ngày 10/04/2015 Thành tựu 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước hiển hiện rõ nhất ở vùng ĐBSCL là sự thay đổi về diện mạo giao thông. Hệ thống giao thông trong vùng đã thật sự khởi sắc, phục vụ đắc lực cho việc đi lại của người dân, vận chuyển hàng hóa và du lịch. Từ năm 2004, hạ tầng giao thông được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá, được các địa phương trong vùng ĐBSCL tập trung dồn sức đầu tư phát triển. Các tuyến giao thông huyết mạch, trục dọc, đường ngang, cầu vượt sông lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Đầm Cùng, Năm Căn, các sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, sân bay Cà Mau, Rạch Sỏi, cụm cảng trên sông Hậu, sông Tiền được đầu tư nâng cấp, vừa liên kết nội vùng, vừa nối với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Có thể thấy, 3 điểm nhấn quan trọng của giao thông ĐBSCL là đường thủy, đường bộ và hàng không đã có nhiều khởi sắc. Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn Mỹ Khánh - khu di tích Lộ Vòng cung) hoàn t...

Nông thôn mới ở ĐBSCL: DIỆN MẠO MỚI, NHƯNG ĐÍCH ĐẾN CÒN PHÍA TRƯỚC

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, ngày 24-12-2015 Điều kiện khó khăn, kinh tế vùng chủ yếu là nông nghiệp, địa bàn nông thôn rộng khắp, lực lượng nông dân đông đảo, nguồn lực trong dân hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách hạn hẹp; sản xuất nông nghiệp bấp bênh, hiệu quả thấp, doanh nghiệp nông thôn nhỏ bé, kết nối cung - cầu nông sản bất cập … Đó l à nh ữ ng " đ i ể m ngh ẽ n" c ủ a h ầ u h ế t c á c đị a ph ươ ng v ù ng Đồ ng b ằ ng s ô ng C ử u Long khi b ắ t tay x â y d ự ng n ô ng th ô n m ớ i (NTM). Giải quyết các vấn đề trên phải trả lời câu hỏi đầu tiên, tiền đâu? Nguồn lực vật chất nào bên cạnh động lực tinh thần xây dựng NTM? Làm gì để khơi thông dòng vốn cho nông thôn, phát huy sức dân? Đó là những câu hỏi lớn không dễ có lời giải. Nhưng bài học từ thực tiễn cho thấy sự năng động, sáng tạo, vượt khó, huy động sức dân và nhiều kinh nghiệm quý trong của vùng này cần được tiếp tục phát huy sau 5 năm - chặng đường đầu tiên của công cuộc xây dựng NTM. Diện mạo mới Sau 5 ...