Vài lời:
Công văn của VPCP cho thấy, Thủ tướng, hoặc ít ra là Thư ký báo chí của Thủ tướng nghiêm túc đọc báo và lắng nghe ý kiến chuyên gia. Thật ra, ý trong bài viết của tôi là của TS. Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL mà cách nay 7 năm (báo Lao Động ngày 25.02.2012) tôi đã nêu trong bài viết "Đòi tác quyền cây lúa", nhưng "không ai chịu trả" cho các nhà khoa học. Nếu tính, mỗi năm nợ 7 triệu USD, thì "món nợ" này đã lên 49 triệu USD rồi. Ai trả? Bao giờ?
Công văn của VPCP cho thấy, Thủ tướng, hoặc ít ra là Thư ký báo chí của Thủ tướng nghiêm túc đọc báo và lắng nghe ý kiến chuyên gia. Thật ra, ý trong bài viết của tôi là của TS. Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL mà cách nay 7 năm (báo Lao Động ngày 25.02.2012) tôi đã nêu trong bài viết "Đòi tác quyền cây lúa", nhưng "không ai chịu trả" cho các nhà khoa học. Nếu tính, mỗi năm nợ 7 triệu USD, thì "món nợ" này đã lên 49 triệu USD rồi. Ai trả? Bao giờ?
Trung Chánh
(TBKTSG Online) - Liên quan đến bài viết
“Tác quyền cây lúa” được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn-TBKTSG (Saigon
Times Group), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nghiên cứu, xử lý.
Ngày 31-12-2018, ông Nguyễn Cao Lục, Phó chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ đã ký công văn số 12790/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho biết, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 18-12-2018 trong
bài “Tác quyền cây lúa” đưa tin việc ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất lúa
giống đặt ra vấn đề tác quyền cây lúa.
Công văn trích dẫn bài báo trên TBKTSG cho
biết, nhiều ý kiến cho rằng thu tác quyền giống lúa giúp khai thông điểm
nghẽn, mở ra kênh vốn cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Nếu trả tác quyền 1
đô la Mỹ/tấn gạo xuất khẩu, mỗi năm sẽ có khoảng 6 triệu đô la Mỹ cho nghiên
cứu lúa giống (mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo- NV). Thương
mại hóa đã có cầu và rõ nguồn cung, rất cần thị trường chính danh.
Tại công văn nêu trên, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu
thông tin nêu trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, trên TBKTSG Online ngày
18-12-2018 đã đăng tải bài viết "Tác quyền cây lúa”, trong đó, đề cập việc
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI) đã ký hợp đồng chuyển giao độc quyền
hai giống lúa chịu mặn OM 18 và OM 9577 cho Tập đoàn Lộc Trời (LTG). Theo đó,
tác quyền được tính 200 đồng/ki lô gam lúa giống bán ra, thời hạn độc quyền
không quá 20 năm.
Theo tìm hiểu của TBKTSG Online,
ngoài Lộc Trời, CLRRI cũng đã ký kết hợp đồng chuyển giao cho Công ty cổ phần
giống cây trồng Cửu Long hai giống lúa OM 426 và OM 448. Điều này, có thể thấy
nhu cầu của thị trường là có.
Tuy nhiên, như thông tin TBKTSG
Online đã nêu, có ý kiến cho rằng, CLRRI là đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu, nên giống lúa mới làm ra, cần được
chuyển giao miễn phí cho nông dân sử dụng, trong khi việc định phí chuyển giao
tác quyền giống lúa thực chất là “khoản phí gián thu” thông qua doanh nghiệp và
nông dân phải thực trả tiền sử dụng qua việc mua lúa giống, sẽ tạo thêm gánh
nặng cho người trồng lúa.
Trong khi đó, việc định giá và thực thi
tác quyền giống lúa không phải là câu chuyện mới mà đã được đề cập nhiều năm
qua, song chưa được thực hiện nghiêm túc. Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ quy định: tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, được hưởng quyền sở hữu,
được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà khoa học
chưa được trả tác quyền tương xứng trên cơ sở thực thi nghiêm túc quyền sở hữu
trí tuệ, quyền tác giả đối với giống lúa.
Chính vì vậy, trong bài viết “Tác quyền
cây lúa” đã đề xuất thu mỗi tấn gạo xuất khẩu 1 đô la Mỹ, như vậy, với khoảng 6
triệu tấn gạo xuất khẩu hàng năm, thì sẽ có khoảng 6 triệu đô la Mỹ tiền tác quyền
cho nghiên cứu giống mới. Điều này, cũng sẽ giúp hóa giải được những “nghi
ngại” về việc sử dụng ngân sách nghiên cứu giống lúa mới, nhưng nông dân lại
không được nhận chuyển giao miễn phí.
Mời xem thêm bài "Tác quyền cây
lúa":
Nhận xét
Đăng nhận xét