Trần
Hữu Hiệp
Trong
khuôn khổ Chương trình tổng thể Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL - Cà Mau 2011,
Ban Chỉ đạo Diễn đàn phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban
Công tác Đài Loan, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Hiệp hội
Xúc tiến thương mại Đài Loan (Taitra) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư,
thương mại tại Đài Bắc. Hiệp hội Điện tử Đài Loan, Hiệp hội Xuất nhập khẩu Đài
Bắc, Hiệp hội Các doanh nghiệp Đài Loan tại TP Hồ Chí Minh và hơn 120 doanh
nghiệp Đài Loan và ĐBSCL cùng tham dự. Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư của
các tập đoàn kinh tế Đài Loan sang các nước khác, Việt Nam và ĐBSCL đang được
doanh nhân Đài Loan đặc biệt quan tâm. Đài Loan cũng là thị trường lớn, nhiều
doanh nghiệp ĐBSCL quan tâm tìm hiểu nhằm tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại
Con
Rồng nhỏ ở phía Đông
|
||
|
Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên
nhiên mang tên “đảo ngọc”, Đài Loan còn là “Con Rồng châu Á” nổi lên từ thập kỷ
70 nhờ chính sách kinh tế khôn ngoan. Cùng với người Hồng Công, các thương gia
Đài Loan là những nhà đầu tư “nhanh chân” nhất, vào làm ăn tại Việt Nam thời kỳ
đổi mới và luôn giữ vị trí dẫn đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, hiện có 2.175 dự án của Đài Loan còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn
23 tỉ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa 2 bên năm 2010 đạt hơn 8,4 tỉ
USD. Đặc biệt, Đài Loan có thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp công
nghệ cao, là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu.
Theo Phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, hiện có khoảng 30.000 thương
gia Đài Loan đang làm ăn, sinh sống tại Việt Nam và hơn 200.000 người Việt Nam
đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan. Trong đó có khoảng 120.000 cô
dâu Đài Loan gốc Việt, 80.000 lao động và 3.500 sinh viên Việt Nam đang theo
học tại các trường đại học. Hiện nay, hàng ngày có 10 chuyến bay qua lại giữa
Việt Nam Đài Loan; doanh thu thị trường Đài Loan năm
2010 của Vietnam Airlines đạt
mức 20 triệu
USD. Đài Loan xứng
đáng là đối tác đầu tư, thương mại quan trọng, đặc biệt là đối với ĐBSCL vùng trọng điểm nông nghiệp bậc nhất của Việt Nam có
nhiều điều kiện để tăng cường hợp tác.
Đài
Nam- vùng trọng điểm nông nghiệp
Đài Nam là một trung tâm nông nghiệp của Đài Loan,
nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và là nơi có nhiều viện nghiên cứu trong
lĩnh vực nông nghiệp nhất. Đài Loan có chính sách hỗ trợ nông nghiệp cực kỳ
tốt, đặc biệt là hình thức tổ chức hợp tác xã nông nghiệp rất thành công. Các
nông gia là xã viên gắn bó lợi ích thiết thực với HTX từ các khâu sản xuất mà
các nhà kinh tế quen gọi là các “chuỗi giá trị” từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm
nông nghiệp. Với một diện tích, tài nguyên thiên nhiên ít ưu đãi, song nông
nghiệp Đài Loan phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Lý giải nguyên nhân,
nhiều người cho rằng, nhờ những chính sách vĩ mô phù hợp, sự lựa chọn những sản
phẩm có lợi thế trong đầu tư, trong đó các ngành kinh tế khác phải đóng vai trò
là những ngành hỗ trợ cho nông nghiệp. Vùng lãnh thổ này đã biết dựa vào “sức
mạnh mềm” (soft power) mà chủ yếu là công nghệ thông tin (IT) và công nghệ sinh
học (Biotechnology). Đài Loan đã sử dụng khoảng 1/3 số vốn viện trợ tái thiết
của Mỹ vào phát triển nông thôn, chủ yếu là phát triển khoa học kỹ thuật, dạy
nghề cho nông dân và cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp.
Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển
nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức nông dân. Đài Loan
có 4 tổ chức của nông dân là Nông hội, Hợp tác xã cây ăn quả, Hội thủy lợi, và
Hội thủy sản. Trong đó, Nông hội là 1 tổ chức có quy mô lớn nhất. Về cơ bản đó
là những tổ chức kinh tế hợp tác làm dịch vụ phi nông nghiệp bao gồm cung cấp
vật tư và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân tăng sức mạnh thương lượng trong
hoạt động mua bán. Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông
dân, gắn nông dân với chính phủ, 50% vốn và kinh phí hoạt động của Nông hội do
chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp khác cho nông thôn như xây
dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương
trình phát triển...
***
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại tại Đài Bắc,
ngoài việc hợp tác phát triển nông nghiệp ở Đài Nam, doanh nghiệp, nhà đầu tư
có cơ hội mở rộng triển vọng hợp tác cùng phát triển với Đài Bắc. Bởi nơi đây
là thành phố lớn nhất, được biết đến với nhiều “cái nhất” khác: đông dân nhất
Đài Loan, với khoảng 3 triệu người, có Tháp 101 cao nhất, Bảo tàng quốc gia lớn
nhất ...
Bài, ảnh: TRẦN HỮU HIỆP
Đài Loan có 85 đảo với tổng diện
tích khoảng 39.000km2, chỉ gần bằng 2/3 diện tích vùng ĐBSCL, khoảng 1/10 của
Việt Nam. Vùng lãnh thổ này hiện có hơn 23 triệu dân, thu nhập bình quân đầu
người khoảng 16.500 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới, người thu nhập dưới
7.000 USD/năm được chính quyền trợ cấp; dự trữ ngoại tệ của Đài Loan hơn 400
tỉ USD.
Đài Loan có chiều dài trục Bắc Nam
395 km và chiều rộng 144 km. Việc quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông ở
Đài Loan cũng là một mẫu mực, bao gồm các trục dọc (QL 1,3,5), đường ngang
xương cá (QL 2,4,6) và tuyến vòng quanh đảo
|
Nhận xét
Đăng nhận xét