TS. Trần Hữu Hiệp
ĐBSCL là
vùng sản xuất trái cây hàng hóa lớn nhất nước, chiếm hơn 43% diện tích,
60% sản lượng. Từ vị trí thứ 3, cây ăn trái đã vượt qua cây lúa, định hình cơ
cấu kinh tế nông nghiệp mới của vùng là thủy sản - trái cây - lúa gạo. Song,
tình trạng dội chợ, chưa có thương hiệu và công nghiệp chế biến trái cây còn
yếu kém vẫn đang là thách thức lớn của miền trái ngọt.
Bứt phá vượt qua các cột mốc
Số liệu
từ Tổng cục Hải quan và Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, xuất khẩu rau quả của Việt
Nam đã có bước chuyển ngoạn mục khi liên tiếp lập kỷ lục và vượt các mốc tăng
trưởng. Nếu như năm 2007 chỉ đạt 306 triệu USD, năm 2010 đạt 451 triệu USD, thì
đến năm 2016, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt 2,45 tỉ USD vượt qua dầu thô
là 2,4 tỉ USD và xuất khẩu gạo là 2,16 tỉ USD, trở thành một lợi thế cạnh tranh
xuất khẩu quốc tế của Việt Nam.
|
|
Theo Báo
cáo Xuất nhập khẩu năm 2017 của Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả đạt mức 3,5
triệu USD, tăng 42,5% so năm 2016 và dự kiến năm 2018, mặc dù có nhiều khó
khăn, nhưng rau quả vẫn nằm trong nhóm có giá trị xuất khẩu cao, ước đạt khoảng
4 tỉ USD.
Liên tục
trong 5 năm qua, xuất khẩu rau quả nước ta tăng trưởng bình quân khoảng
35%/năm. Đã có khoảng 40 loại rau quả xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong đó, vùng nguyên liệu trái cây ĐBSCL có nhiều đóng góp quan trọng về
diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Nhiều loại trái cây của vùng này
đã vượt qua các rào cản kỹ thuật, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, thâm
nhập các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật, Hàn, EU, góp phần vào tăng
trưởng chung của ngành.
ĐBSCL là
vùng sản xuất trái cây hàng hóa lớn nhất nước với diện tích 400 ngàn ha
trong tổng diện tích 920 ngàn ha của cả nước, chiếm khoảng 43,5%, cho sản lượng
6 triệu tấn/năm, chiếm hơn 60% sản lượng cây ăn trái cả nước. Các vùng chuyên
canh cây ăn trái ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ
với nhiều chủng loại trái cây ngon, đặc sản đã ra mảng sáng nổi bật trên bản đồ
cây ăn quả cả nước.
Tiếp cận
nhanh với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhiều nhà vườn, hợp tác xã
trong vùng ĐBSCL đã ứng dụng ngày càng tốt hơn các quy trình sản xuất và tiêu
chuẩn chất lượng an toàn như VietGAP, GlobalGAP, đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Nhiều giống cây ăn trái chất lượng cao
như cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, thanh long, chuối ở các địa phương trong
vùng phát triển nhanh về diện tích và sản lượng. Một số loại trái cây đặc sản
có thương hiệu, được thị trường ưa chuộng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim (Tiền Giang), sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm (Bến Tre), bưởi Năm
Roi, cam sành (tỉnh Vĩnh Long).
Viện Cây
ăn quả Miền Nam cùng các trung tâm giống đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên
cứu, chuyển giao giống, kỹ thuật canh tác, phòng trị bệnh cây trồng; đã hình
thành bước đầu mối liên kết giữa nhà vườn, nhà khoa học, thương lái, chủ vựa,
chành, hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ.
Chỉ đạo điều hành tốt rải vụ thu
hoạch. Phát huy hiệu quả, hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành của các Tổ trái
rải vụ thu hoạch các cây ăn trái chủ lực đã hình thành, xoài (Đồng Tháp tổ
trưởng), chôm chôm (Bến Tre tổ trưởng), sầu riêng (Tiền Giang tổ trưởng),
nhãn (Vĩnh Long tổ trưởng); thời gian tới cần thường xuyên nắm bắt tình hình,
xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành để công tác rải vụ thu hoạch gắn liền
sản xuất với tiêu thụ, hướng tới sẽ hình thành thêm các tổ đối với các cây ăn
trái mới. (Nguồn: Cục BVTV)
|
Các mô
hình sáng tạo như Câu lạc bộ trồng bưởi tạo hình cho giá trị cao ở Châu Thành
(Hậu Giang), Tổ hợp tác trồng chuối cấy mô Lâm Phát Hưng ở xã Thới Hưng, huyện
Cờ Đỏ, TP Cần Thơ áp dụng công nghệ Nhật, Hàn không đủ nguồn cung xuất khẩu. Mô
hình trồng xoài qua mạng, “cây xoài nhà tôi” ở hợp tác xã Mỹ Xương (huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), hay các mô hình liên kết theo chuỗi đã đưa trái cây từ
vườn nhà vào các chuỗi siêu thị nội địa như Coop Mart, VinMart… bước đầu đã tạo
ra cách làm mới.
Để “Vương quốc trái cây” giàu mạnh
Xuất
khẩu trái cây tăng trưởng ngoạn mục thời gian qua đã tác động nhiều nhà vườn
đầu tư, tăng quy mô. Tăng trưởng diện tích, sản lượng cao trong khi các kênh
tiêu thụ, kết nối từ sản xuất đến tiêu dùng còn nhiều hạn chế đã tạo ra cảnh
dội chợ trái cây tươi.
Tuy có
bước phát triển quan trọng, nhưng quy mô nhà vườn trong vùng chủ yếu vẫn là các
nông hộ nhỏ hoặc hợp tác xã chưa đủ mạnh, thiếu vắng doanh nghiệp có nhiều tiềm
lực.
Nhiều
nhà vườn vẫn chưa quan tâm nâng cao giá trị, chất lượng trái cây đảm bảo tiêu
chuẩn sạch, an toàn. Công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập. Thất
thoát sau thu hoạch còn khá lớn, công nghệ đóng gói, chế biến trái cây chưa
phát triển, nên chủ yếu vẫn tiêu thụ trái cây tươi.
Cơ sở hạ
tầng, hậu cần logistics yếu kém làm tăng chi phí sản xuất, lưu thông. Hệ thống
dịch vụ nông nghiệp, nông thôn trong vùng còn nhiều bất cập. Liên kết giữa
những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất và nhà phân phối giữa các
địa phương có vùng chuyên canh trái cây còn rất lỏng lẻo.
Theo
thống kê của FAO, thị trường rau quả toàn cầu sẽ tăng trưởng 8%/năm trong giai
đoạn 2017 - 2020 và đạt 320 tỷ USD vào năm 2020. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau
quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ sẽ tăng tại các nước phát triển. Tuy trong nhóm
sản phẩm xuất khẩu mang lại “tỉ đô”, nhưng giá trị xuất khẩu rau quả chiếm chỉ
trên 1% thị phần thế giới, nên còn nhiều dư địa cho ngành xuất khẩu trái
cây. Trong khi thị trường nội địa hơn 90 triệu dân có nhu cầu ngày càng tăng.
Bài học cung không đủ cầu mặc dù nhiều sản phẩm trái cây của Nhật giá cao ngất
ngưởng, cho thấy ngành trái cây chưa tiếp cận được các phân khúc nhu cầu tiêu
dùng cao cấp ngay ở thị trường nội địa.
Để
“Vương quốc trái cây” miền Tây Nam Bộ giàu lên, cần xây dựng vùng sản xuất rau
quả chuyên canh chất lượng cao, sản xuất theo chuỗi và quy mô lớn, theo quy
hoạch không gian hợp lý có tính kết nối vùng, các tiểu vùng. Phát triển mạnh
sản phẩm hữu cơ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu. Cần đầu tư hệ thống hậu cần logistics, công nghệ chế biến, bảo
quản, và hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đặc biệt tại các chợ đầu mối,
khuyến khích các chuỗi giá trị trái cây từ nhà vườn đến các siêu thị. Cần có
những giải pháp tổng hợp xúc tiến thương mại, thiết lập các kênh bán hàng trực
tiếp từ người SX đến người tiêu dùng, tránh thừa cung, mất giá.
Theo
Quyết định 1648/QĐ-TT-BNN ngày 17/7/2013 của Bộ NN-PTNT về Phê duyệt quy
hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số
cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 như sau:
Hình
thành vùng trồng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một
số cây ăn quả theo hướng đảm bảo năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đổi mới phương
thức tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ, khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện sinh thái mỗi vùng, mỗi địa
phương đối với từng loại cây; quan tâm đến cây ăn quả đặc sản nổi tiếng có
lợi thế cạnh tranh cao ở từng địa phương.
Tăng
cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chuyển giao công nghệ, tổ chức lại sản
xuất theo hướng hàng hóa lớn, hình thành quan hệ hợp tác liên kết theo chuỗi
giá trị ngành hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, cơ sở
thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ trái cây.
Tiến
hành đồng thời với xây dựng nông thôn mới ở từng xã, huy động được các nguồn
lực xã hội và các thành phần kinh tế, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo,
từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công
nghệ ngày càng cao.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét