Trần
Hữu Hiệp
Với
thế mạnh về nông nghiệp, hằng năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp
rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của các nước. Tuy nhiên, thu hút đầu tư,
nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nông nghiệp vào vùng còn khiêm tốn.
Theo
số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến cuối tháng 2-2012, toàn vùng có 668
dự án FDI còn hiệu lực, vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 tỉ USD, chiếm khoảng 5,2%
tổng vốn FDI đăng ký cả nước. Các sản phẩm nông sản của vùng (gạo, cá tra, tôm
sú, trái cây
)
đã có
mặt ở
nhiều quốc
gia trên thế
giới. Mặc
dù nền
kinh tế vĩ
mô phải
chịu nhiều
sức ép từ tác động khủng hoảng tài chính, kinh tế thế
giới, nhưng nền nông nghiệp vùng ĐBSCL vẫn trụ vững vàng suốt hơn 2 thập niên
qua và luôn tăng trưởng dương. Song, mức đầu tư công cho vùng vẫn chưa tương
xứng với thành quả mà vùng đóng góp. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng
nguồn nhân lực, đầu tư dàn trải do thiếu qui hoạch chi tiết, thiếu vốn
dẫn
đến hệ
lụy ĐBSCL
luôn là “vùng
trũng”
trong thu hút
đầu tư.
Chuỗi
sự kiện tại Triển lãm
hội chợ
thành tựu xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL sẽ diễn ra từ
27-4 đến 1-5-2012 tổ chức ở khu đô thị Nam sông Cần Thơ tới đây được kỳ vọng
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao
để tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL. Vấn đề còn lại
là các địa phương liên kết như thế nào để khai thác tốt lợi thế các sản phẩm
mũi nhọn của vùng khi chào dự án mời gọi. ĐBSCL muốn trở thành một cực tăng
trưởng mạnh, bền vững trong cả nước rất cần liên kết vùng, liên kết với các
vùng kinh tế khác cả nước để chia sẻ kinh nghiệm trong mời gọi đầu tư. Hiện
nay, nhiều địa phương trong vùng đã đưa ra chiến lược thu hút đầu tư, vốn FDI
khá chọn lọc, ưu tiên dự án công nghệ cao. Muốn làm được điều này, ĐBSCL cần
một chiến lược toàn diện hơn về qui hoạch, đào tạo nhân lực phục vụ cho mục
tiêu lớn hơn.
Bên
cạnh những giải pháp quy hoạch, kế hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực,
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp bảo vệ môi trường; thu hút FDI cũng đang
đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn.
Đó là việc dỡ bỏ chính sách “hạn điền”, cho phép tích tụ ruộng đất để tổ chức
sản xuất lớn, giao đất nông nghiệp “ổn định lâu dài” thay cho có thời hạn chắp
vá, là hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho quá trình hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét