Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mong đảo ngọc bình yên

Trần Hữu Hiệp  Báo Tuổi Trẻ -  31/10/2022 10:22 GMT+7 10 1 Lưu TTO - Vụ nổ súng gây rúng động Phú Quốc (Kiên Giang) vừa qua giữa hai băng nhóm thanh toán nhau đã đẩy các lo ngại về an ninh trật tự trên đảo lên mức báo động. Phía sau một Phú Quốc năng động, điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam sau đại dịch COVID-19 là một mảng tối đáng lo ngại, cần được xử lý căn cơ, mạnh mẽ nhằm đem lại bình yên cho hòn đảo này. Mấy năm qua, Phú Quốc phát triển rất nhanh, tốc độ thu hút đầu tư, tăng trưởng GDP, tăng trưởng du lịch đứng hàng đầu các huyện đảo cả nước, được xếp vào nhóm thị trường du lịch sôi động bậc nhất Việt Nam.  Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các thương hiệu du lịch nổi tiếng của các nước đã có mặt trên đảo. Nhiều người giàu có, nổi tiếng trên thế giới cũng chọn Phú Quốc là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng, hoành tráng. Đã có hơn 10 tỉ USD vốn đầu tư được đổ ra đảo, cao khoảng gấp đôi tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng ĐBSCL. Phú Quốc cũng là huyện đảo có nguồn thu ...

Chương trình phục hồi kinh tế vì sao triển khai chậm?

  Theo Đan Thanh/daibieunhandan.vn 15:00 18/09/2022 Theo TS. Trần Hữu Hiệp, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội) được thiết kế bài bản với quyết tâm chính trị rất lớn song triển khai còn chậm. Vấn đề này cần được thảo luận toàn diện tại Diễn đàn để sớm có giải pháp cải thiện tình hình. Thể hiện sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Quốc hội Sáng qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn. Ông nghĩ sao về điều này? TS. Trần Hữu Hiệp Việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Diễn đàn cho thấy sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Quốc hội, vì mục tiêu chung là đưa ra quyết sách đúng, trúng, nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước. Vấn đề quan trọng bây giờ là 400 đại biểu dự Diễn đàn sẽ cùng cụ thể hóa quyết tâm đó, thông qua việc thảo luận, trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, hiến kế giải pháp để đưa đất nước nhanh chóng phục hồi và phát triển...

Miền Tây muốn thoát nghèo

  Trần Hữu Hiệp Tiến sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Luật học VnExpress -  Thứ năm, 3/11/2022, 11:12 (GMT+7) Anh Toàn, ở Kiên Giang, có hai con đều là sinh viên một trường đại học tư thục. Một cháu chọn cơ sở TP HCM theo sở thích, với định hướng ra trường làm việc tại trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Cháu còn lại chọn campus Cần Thơ vì muốn học gần nhà, ra trường sẽ ở lại Cần Thơ, làm việc tại Phú Quốc hoặc một tỉnh đồng bằng. Làm bài toán đơn giản, anh chỉ tốn 50% mức đầu tư khi cho con học tại Cần Thơ, nhờ phí sinh hoạt rẻ hơn và chính sách giảm 40% học phí cho cơ sở Cần Thơ trong hệ thống giáo dục này. Hiện nay, người học có thể chọn lựa bất kỳ đại học nào ở miền Tây thay vì mất 4-6 năm khăn gói lên TP HCM. Các trường ở ĐBSCL đào tạo đủ chuyên ngành, từ nông nghiệp, thủy sản, kinh tế, luật đến y dược, kiến trúc, bách khoa, công nghệ thông tin; thậm chí là những chuyên ngành hiếm như trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ, văn hóa Khmer, ngôn ngữ Nhật, Hàn. Một hệ sinh thái đại học đồng bằng đang h...

Ký ức chợ quê

  Audio: https://www.phunuonline.com.vn/ky-uc-cho-que-a1476832.html

Mở cửa ra biển cho đồng bằng

  TRẦN HỮU HIỆP SGGP 17/11/2022 06:11 (GMT+7) ĐBSCL có 7 tỉnh giáp biển nhưng tất cả 13 tỉnh, thành trong vùng đều có cảng biển. Các cảng trong khu vực phụ thuộc 3 luồng chính là Định An, Trần Đề và kênh tắt Quan Chánh Bố. Tình trạng nhiều năm qua, các luồng bị bồi lắng, tàu trọng tải lớn chuyên chở container không vào được khiến một số cảng biển chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 25%-30% công suất. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực thông luồng, xây cảng, cánh cửa ra Biển Đông của đồng bằng vẫn chưa chịu mở. Thủ tướng Phạm Minh Chính xem xét tổng thể hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển ở ĐBSCL, ngày 27-4-2022. Ảnh tư liệu Kết quả là gần 80% hàng hóa xuất khẩu trong vùng muốn ra thế giới vẫn phải “mượn đường” vòng lên TPHCM và cụm cảng miền Đông Nam bộ. Ước tính tăng chi phí thêm khoảng 5-10USD/tấn hàng xuất khẩu, làm đội giá thành, giảm sức cạnh tranh sản phẩm cũng như tăng chi phí hàng nhập khẩu bằng đường biển vào vùng ĐBSCL. Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, mang đặc ...

Nâng cao thu nhập cho người nông dân

Đình Sơn         dinhsonthanhnien@gmail.com 14:48 - 18/11/2022       2   THANH NIÊN ONLINE Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý tại hội thảo với chủ đề: Phát triển ĐBSCL giải pháp từ cây lúa, do Báo  Thanh Niên  phối hợp UBND tỉnh  Đồng Tháp  tổ chức ngày 18.11, có sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong; Nhà báo, Tổng biên tập Báo  Thanh Niên  Nguyễn Ngọc Toàn. Liên kết chuỗi giá trị Theo TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, Đại học FPT  Cần Thơ , việc lựa chọn  cây lúa  cho sự phát triển ĐBSCL chính là cách tiếp cận đúng đắn. Dù thói quen tiêu dùng, sinh hoạt thay đổi nhưng ai cũng ăn cơm vì đó là tri thức, văn hoá, thói quen. Tuy nhiên, việc phát triển cây lúa đang đứng trước nhiều thách thức mang tính toàn cầu và khu vực khi mà tài nguyên nước hiện nay đã khác trước. Biến đổi khí hậu khiến ĐBSCL bị tác động nặng nề. Trong khi “gu” tiêu dùng khác và xuất khẩu ở các nước cũng đã...

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp từ cây lúa

Dongthap.gov.vn Sáng ngày 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Báo Thanh niên phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long giải pháp từ cây lúa và trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây. Tìm giải phát triển cây lúa, nâng cao thu nhập cho nông dân Đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất cả nước, khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định cuộc sống cho 65% dân cư nông thôn của vùng. Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong mong muốn các chuyên gia góp thêm nhiều giải pháp  phát triển chuỗi ngành hàng lúa gạo Với Đồng Tháp, cây lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong 05 ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Hiện nay, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định và vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác. Tác động của biến đổi khí...