Chuyển đến nội dung chính

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp từ cây lúa

Dongthap.gov.vn

Sáng ngày 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Báo Thanh niên phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long giải pháp từ cây lúa và trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây.

Tìm giải phát triển cây lúa, nâng cao thu nhập cho nông dân

Đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất cả nước, khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định cuộc sống cho 65% dân cư nông thôn của vùng.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong mong muốn các chuyên gia góp thêm nhiều giải pháp
 phát triển chuỗi ngành hàng lúa gạo

Với Đồng Tháp, cây lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong 05 ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Hiện nay, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định và vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác. Tác động của biến đổi khí hậu, những bất ổn liên quan nguyên liệu đầu vào, giá bán thấp tiếp áp lực đến thu nhập của nông dân trồng lúa.

Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cho thấy Đảng rất quan tâm đến việc nâng cao thu nhập người trồng lúa trong giai đoạn tới, tuy nhiên việc triển khai thế nào vẫn là một câu hỏi lớn mà cần huy động cả hệ thông chính trị, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân để cùng tìm ra câu trả lời trong thời gian sớm nhất.  

Ở góc nhìn của đơn vị tổ chức hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh niên cho rằng, nguyên lý sản lượng không còn phù hợp và sắp tới, chúng ta cần tập trung hơn vào chất lượng. Việc này không chỉ góp phần xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam mà còn giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, ngay cả khi chúng ta giảm diện tích trồng lúa để đổi sang các loại nông sản có giá trị cao hơn, giúp cải thiện đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Báo Thanh niên phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi hội thảo ngày hôm nay.

Tại hội thảo, các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam như Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân – Đại học Nam Cần Thơ, Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp – Trường Đại học FPT Cần Thơ, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng – Nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ đã cung cấp nhiều giải pháp để phát triển cây lúa, giúp nông dân làm giàu, góp phần phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ về “sứ mệnh cây lúa Việt Nam”

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới.

Thời gian tới, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cần tổ chức lại vùng sản xuất, nhất là phát huy lợi thế, đặc trưng của từng vùng. Trong đó, vùng đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không nước mặn xâm nhập; hệ thống thủy lợi đã được nhà nước trang bị đầy đủ. Vì vậy nên áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao; hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo khách hàng đầu ra.

Vùng trũng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều; khô hạn trong mùa nắng. Hiện tại, vùng này đang sản xuất lúa 3 vụ/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi trong tiêu thụ rất nhiều nước ngọt quí hiếm, xen kẻ với các vườn cây ăn trái rất tốt trên liếp cao.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng sản xuất bền vững nhất, với lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ/mặn trong mùa nắng.

Tiến sĩ  Đặng Kiều Nhân cho rằng, cần làm đầu tư tốt kết cấu hạ tầng, thủy lợi, giao thông nội đồng và cơ giới hóa nông nghiệp; nâng cao năng lực của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ để vận hành được chuỗi giá trị lúa gạo và các loại cây con trong hệ thống luân canh, xen canh.

Cùng quan điểm trên, theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có cây lúa mà cần có sự kết hợp với các cây, con khác. Cùng với đó, giảm lượng phân bón để giảm chi phí, chế biến sâu sản phẩm từ hạt gạo để gia tăng giá trị.

Các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ, nhất là đẩy mạnh chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; sử dụng đất trồng lúa hợp lý, ứng dụng công nghệ thúc đẩy tiêu thụ nông sản v.v. là những giải pháp được các chuyên gia đề xuất. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành của ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ giúp cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân được thuận lợi hơn.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chia sẻ về kinh nghiệm chuyển sang trồng lúa chất lượng cao cũng như những khó khăn và lợi ích từ các mô hình chuyển đổi sang các loại cây, con khác hiệu quả. 

Trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây

Nhân dịp này, Báo Thanh niên tổ chức trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây. Sau 04 tháng diễn ra, cuộc thi nhận được gần 1.000 bài viết từ tác giả trong và ngoài tỉnh. Kết quả, Ban Tổ chức trao giải cho 20 bài viết xuất sắc, ở hạng mục tản văn, tùy bút, ghi chép và hạng mục chính luận - tác phẩm đề xuất, kiến nghị, hiến kế xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh miền Tây. Trong đó, Ban Tổ chức trao giải Bài viết được yêu thích nhất và giải Bài viết hay nhất về quê hương Đồng Tháp Mười: Thả dớn đón cá linh non, tác giả Lê Nữ Kim Cương (Thành phố Hồ Chí Minh).

Những bài viết chất lượng được Báo Thanh niên chọn đăng trên báo in, báo online. Có 90 tác phẩm chất lượng được Ban Tổ chức in trong quyển sách Nghĩa tình miền Tây, do Công ty Cổ phần Văn hóa Văn Lang tài trợ in ấn.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn
 và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả đạt giải

Nguyệt Ánh

https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/13375415?plidlayout=33

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn