Trần Hữu Hiệp
Để
Phú Quốc - Thành phố đảo đầu tiên của cả nước - xứng đáng là thiên đường du
lịch, trung tâm kinh tế tài chính mới ở châu Á thì cần giải quyết dứt khoát các
bất cập
Nhiều
năm liên tục Phú Quốc như "đại công trường" với hàng chục
ngàn lao động làm việc. Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các thương hiệu
du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới đã có mặt trên đảo và nơi đây được xếp vào
nhóm thị trường du lịch sôi động bậc nhất Việt Nam.
"Chẩn
bệnh, kê toa"
Phía
sau một Phú Quốc năng động, điểm đến sau đại dịch COVID-19, tốp 30+ địa điểm du
lịch cực hấp dẫn và nổi tiếng nhất năm 2022 theo bình chọn của tạp chí Time là
một mảng màu xám đáng lo ngại.
Sức
hút mãnh liệt của địa phương về mặt nào đó đang tạo ra nhiều hệ lụy. Ô nhiễm
môi trường, rác thải, nước thải khiến có lúc Đảo Ngọc bị ví von là "đảo
ngập". Tình trạng tắc đường chưa từng có đã xảy ra trên đảo. Tai nạn giao
thông tăng cao, trọng án nhiều hơn, đối tượng phạm tội mang tính chất côn đồ,
hung hãn hơn.
Kiên quyết xử lý những bất cập hiện tại để phát triển Phú Quốc thành “Đảo Ngọc” đúng nghĩa là việc phải làm ngay từ bây giờ Ảnh: DUY NHÂN
Cũng
cần ghi nhận những nỗ lực của chính quyền địa phương khi xác định năm 2022 là
năm cưỡng chế và quyết tâm lập lại trật tự. Các đơn vị chức năng, lực lượng
chuyên nghiệp như Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, tổ công tác giải quyết
tình hình… được điều tới hoặc thành lập. Tuy vậy, dù không ít băng nhóm tội
phạm bị bắt giữ, xử lý nhưng tình hình an ninh trật tự trên đảo vẫn còn rất nóng.
Để Đảo
Ngọc thực sự là một điểm đến lý tưởng, an toàn thì không chỉ bằng cách xử lý
thành phần bất hảo khi xảy ra vụ án mà rất cần lực lượng chuyên môn nắm chắc
địa bàn, quản lý tốt dân cư, xây dựng cơ sở tai mắt trong dân. Trong đó, đặc
biệt lưu ý công tác kiểm soát tình trạng lấn chiếm đất, tranh chấp đất cũng như
xử nghiêm việc xây dựng, giao dịch bất động sản bất minh, các dịch vụ nhạy cảm.
Chất
lượng sống phải tốt hơn
Một
trong những vấn đề quan trọng nhất của Phú Quốc hiện nay là các cơ quan chức
năng, trực tiếp là chính quyền địa phương, cần rà soát toàn bộ các dự án đầu tư
trên đảo. Dự án nào đúng theo quy định pháp luật thì thực hiện, sai thì nhất
định sửa.
Cần
tính toán thu hồi chỗ nào, sử dụng bao nhiêu đất rừng, đất công, bờ biển… rồi
mời nhà đầu tư ngồi lại để đưa ra giải pháp tốt nhất. Nếu cần thiết thì cương
quyết thu hồi các quyết định giao đất, cho thuê đất không phù hợp. Phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ quản lý bằng con người liêm chính, cán bộ
nêu gương để áp dụng pháp luật nghiêm minh và công cụ quản lý hiệu quả.
Ngoài
ra, rác thải, nước thải đang là vấn đề nhức nhối trên đảo. Việc giữ lá phổi
xanh, các dòng sông, con suối sạch, bảo đảm một không gian công cộng theo luật
định của các bờ biển không chỉ giúp bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với
biển mà còn thể hiện hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, môi
trường biển. Do vậy, phải có các biện pháp đủ mạnh để trả lại sự thuần khiết
từng có của Phú Quốc.
Việc
chống phải đi liền với xây, xử lý hiện trạng phải gắn liền với quy hoạch, đầu
tư, phát triển không gian, tài nguyên biển hợp lý.
Phú
Quốc là "điểm đến thiên đường", du khách sẵn sàng bỏ ra tiền nhiều
hơn, nhà đầu tư bỏ ra vốn lớn hơn với sự gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng an toàn,
thịnh vượng. Nên, nhà đầu tư, du khách và người dân trên đảo có quyền đòi hỏi
chất lượng cuộc sống cao hơn và an toàn hơn. Tương lai của Phú Quốc ra sao phụ
thuộc vào cách ứng xử khôn khéo, có trách nhiệm của con người trong hiện tại.
Cần kiên quyết hơn nữa,
dứt khoát hơn nữa trong xử lý dân sự, hành chính, kể cả hình sự các vụ việc vi
phạm... Phát hiện “mầm bệnh” để ngăn chặn và chữa lành chính là điều Phú Quốc
cần làm ngay.
Bạn
đọc hiến kế
Từ khi
loạt bài "Để Phú Quốc trở thành Đảo Ngọc" khởi đăng, bạn đọc gửi
nhiều ý kiến xác nhận thực trạng như Báo Người Lao Động phản ánh, đồng thời có
những đóng góp tâm huyết vì sự phát triển của Phú Quốc.
Trong khi bạn đọc Nguyễn
Văn Thế lo ngại nếu cứ tình trạng như thế này thì vài năm nữa khách du lịch sẽ
ngại tới thì nickname Tomy Khuc cho rằng Phú Quốc đang phát triển, để tránh mặt
trái của quá trình này thì cần cái tâm và tầm nhìn xa của lãnh đạo. Ngoài ra,
theo bạn đọc này, cần quy hoạch con đường vành đai xung quanh đảo, di chuyển
các dự án vào phía trong con đường vành đai biển, quy hoạch đất ở và rừng tạo
thành ranh giới bất khả xâm phạm... để từ đó thành phố phát triển bền vững hơn.
(*)
Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 5-12
https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-can-cuoc-dai-phau-20221208223807055.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét