Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thông xe, mở đường năm mới

Trần Hữu Hiệp SGGP 19/01/2022 06:08 (GMT+7) Hôm nay 19-1, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, công trình có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng với gần 13 năm triển khai thực hiện, được thông xe kỹ thuật, khánh thành tuyến chính, mở ra nhiều kỳ vọng cho người dân miền châu thổ Cửu Long.    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có ý nghĩa rất quan trọng trong tuyến đường cao tốc Bắc Nam, mở cửa vào miền Tây, một mắt xích nối kết đường cao tốc TPHCM - Trung Lương hiện tại và đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong tương lai. Nó là mạch máu liên thông 2 điểm nút đô thị liên vùng TPHCM - Cần Thơ và 2 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia ĐBSCL với Đông Nam bộ. Giao thông là điều kiện vật chất, tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết nội vùng, liên vùng. Giao thông cũng chính là huyệt đạo của miền Tây, khi phát triển hạ tầng giao thông chính là mệnh lệnh phát triển vùng.  Tuy bức tranh giao thông ĐBSCL những năm gần đây đã có nhiều điểm sáng, nhưng tổng thể hạ tầng giao ...

Mệnh lệnh phát triển

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 10-02-2022 - 08:40| Trong nước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan đã chọn tuần lễ đầu tiên ngay sau Tết Nguyên đán để làm việc với các giám đốc sở NN-PTNT của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Hoạt động mở đầu năm mới của người đứng đầu ngành NN-PTNT thu hút sự quan tâm, được kỳ vọng hiện thực hóa ý tưởng biến vùng này trở thành một thực thể chung năng động, sống động và phối hợp hành động hiệu quả. Năm qua, trước tác động của đại dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ, biến động của thị trường trong và ngoài nước, nhưng ĐBSCL càng thể hiện rõ vai trò của vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia. Bức tranh nông nghiệp, nông thôn vẫn nổi lên các mảng sáng đáng quan tâm. Nhiều nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đã nỗ lực vượt khó, đưa nông sản ĐBSCL tham gia tích cực vào sân chơi nội địa và xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (bìa phải) thăm các mô h...

Sức bật đầu xuân

  Trần Hữu Hiệp SGGP 08/02/2022 06:19 (GMT+7) Nhiều hoạt động khai mở đầu xuân mới đã diễn ra ở khắp nơi nhằm phục hồi, tăng tốc và phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, sinh viên, học sinh nhiều cấp học bắt đầu trở lại trường sau thời gian dài phải chuyển trạng thái sang học online vì đại dịch Covid-19. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã khai trương, hoạt động nhộn nhịp, tạo khí thế đầu xuân. Một trong những nét riêng của năm nay là có nhiều người, nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn hoạt động xuyên tết. Ở nhiều công trường, dự án trọng điểm từ Nam chí Bắc, các cán bộ, kỹ sư, người lao động… gác niềm vui sum họp gia đình, tập trung hoàn thành tiến độ thi công xuyên tết.  Dễ nhận thấy nhất trong những ngày qua khi lĩnh vực du lịch là “điểm sáng” nổi lên với nhiều hoạt động, đánh dấu sự trở lại của ngành kinh tế tích hợp đa giá trị. Thống kê nhanh, chỉ riêng 4 ngày tết, 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất liên tục đón số lượng hành khách tăng kỷ lục với hơn 145.000 lượt kh...

Sầu riêng, sầu chung

TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 11/02/2023 10:16 GMT+7 Thị trường trái cây tỉ đô Trung Quốc mở cửa, chuộng sầu riêng Việt, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều đơn hàng đã đẩy giá sầu riêng tăng cao chưa từng có. Sầu riêng có giá cao nên nhiều nhà vườn chuyển sang trồng. Trong ảnh: thu hoạch sầu riêng tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ - Ảnh: V.C. Giá  s ầu riêng  hiện được các thương lái mua tại nhà vườn miền Tây vượt 200.000 đồng/kg. Giá cả tăng cao chính là sức hút khó cưỡng, khiến hàng loạt nông dân đã bỏ lúa, các loại cây trồng khác lao theo trồng  sầu riêng . Bất chấp khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các chuyên gia về việc tăng trưởng nóng, diện tích trồng sầu riêng ở nhiều địa phương tăng rất nhanh, có nơi đã vượt quy hoạch đến năm 2025. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cả nước mới có khoảng 3.000ha được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số vùng trồng, chỉ chiếm khoảng 3,4% tổng diệ...

Khởi động “giấc mơ” đường sắt miền Tây

  Trần Hữu Hiệp ĐTTC - 13/02/2023 08:54 (GMT+7) (ĐTTCO) - Theo các tài liệu lịch sử, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km cũng là đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885. Sau 83 năm ghi dấu sự tồn tại của mình, vì nhiều lý do, chuyến xe lửa cuối cùng của miền Tây đã ngừng hoạt động từ năm 1958. Và cho đến nay tuyến đường sắt duy nhất còn vắng bóng ở ĐBSCL - vùng kinh tế nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước. Đưa nghị quyết vào cuộc sống Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển TPHCM xác định xây dựng đường sắt TPHCM - Cần Thơ đi qua TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ là một trong những dự án trọng điểm quốc gia trong quá trình phát triển của TPHCM. Trước đó, Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt cả nước, Quyết định 287/QĐ-TTg ngày 28-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL, đều xác định mục tiêu đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới tuyến đường...

Khí thế đầu năm mới

  Trần Hữu Hiệp SGGP 30/01/2023 05:59 (GMT+7) Ngay ngày làm việc đầu tiên của năm mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình tổ chức Tết Nguyên đán 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau tết. Nhiều hoạt động khai mở đầu năm mới 2023 đang tạo khí thế mới. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước đã khai trương; TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ trở thành các điểm thu hút đông đảo người lao động trở lại làm việc ngay từ các ngày mùng 3, 4 và mùng 5 Tết. Ngay ngày làm việc đầu tiên của năm mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình tổ chức Tết Nguyên đán 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau tết. Tết Quý Mão đã được tổ chức vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Hết tết cũng là sự khởi đầu mới, mở ra nhiều kỳ vọng mới, khí thế mới đầu năm. Chưa hết, liên tục những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, đôn đốc, thị sát tại hiện trường c...

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Thừa tiềm năng, thiếu sức hút

  Hòa Minh DNVN - Thứ Bảy, 30/04/2022, 17:22 (GMT+7) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú với nhiều loại trái cây, văn hóa ẩm thực phong phú hấp dẫn, con người hiền hòa, chân chất, son sắt, nghĩa tình, có dòng MeKong nổi tiếng và những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù như: du lịch cộng đồng, sinh thái, biển đảo... đủ sức hấp dẫn để “níu chân” du khách. Với tiềm năng to lớn nhưng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại đang ở “vùng trũng” so với các vùng miền của cả nước. Nhận diện tiềm năng, cơ hội và tìm giải pháp khắc phục những yếu kém để du lịch tăng tốc đã và đang là vấn đề cấp thiết để ĐBSCL vươn lên phát triển trong thời gian tới. Du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn cây ăn trái, văn hóa ẩm thực… là thế mạnh của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Chưa xứng với tiềm năng ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng phì nhiêu là lớn nhất Đông Nam Á và thế giới, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy ...