Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyển đổi số cán bộ

Báo Tuổi Trẻ - 26/06/2023 09:11 GMT+7 565 cán bộ lãnh đạo là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường; trưởng, phó phòng các sở, ban ngành và cấp huyện của TP Cần Thơ vừa trải qua kỳ thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả của kỳ thi là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa  cán bộ , công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử. Đáng chú ý, người dự thi nếu có kết quả dưới trung bình sẽ không được xét khen thưởng cuối năm. Không chỉ riêng Cần Thơ, các địa phương đều xem kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin là yêu cầu bắt buộc của cán bộ công chức. Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì công bố kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành trung ương và địa phương. Bộ Nội vụ chủ trì công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chính phủ cũng ban hành Chương trình  chuyển đổi số  quốc gia và chỉ đạo...

“Căn bệnh” thiếu vật liệu cho cao tốc ĐBSCL: Lựa chọn chữa trị hay chấp nhận nặng hơn?

Trung Chánh KTSG - Thứ Tư, 5/07/2023 Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG Online) – Thiếu cát gây ra những tác động rất lớn về mặt môi trường, xã hội cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là căn “căn bệnh” mà cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp đều nhận thức được. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu gia tăng khai thác cát của vùng phục vụ việc xây dựng cao tốc thời gian tới. Vậy, chọn cách “chữa trị” hay để căn bệnh này nặng hơn đang là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng và tổ chức tư vấn. Việc đầu tư các dự án cao tốc mở ra cơ hội phát triển cho ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh Liên quan câu chuyện nêu trên,  KTSG Online  đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), chuyên gia về môi trường và TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế của ĐBSCL. Kỳ vọng mở ra cơ hội lớn cho ĐBSCL, nhưng… KTSG Online: Thời gian qua, Chính phủ đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến khu vực ĐBSCL khi cho khởi...

Nói thẳng: Hà Nội không thiếu chỗ học, đúng không?

Trần Hữu Hiệ p NLĐ - 07-07-2023 - 15:03| Nói thẳng (NLĐO) - Bức tranh giáo dục Hà Nội nhìn từ cổng trường rất lộn xộn bởi tình trạng phụ huynh tranh nhau suất học cho con kéo dài từ năm này qua năm khác Chuyện phụ huynh ở Hà Nội xếp hàng dài qua đêm giành suất học cho con chiếm sóng trên báo chí, truyền thông mấy ngày qua. Nhiều người quan tâm giáo dục bức xúc, đại biểu HĐND chất vấn công tác điều hành của UBND thành phố, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thì trả lời "Hà Nội không thiếu chỗ học". Xem ra ai cũng có lý, nhưng nếu chỉ từ góc nhìn, phần việc, nhu cầu của mình mà không xuất phát từ lợi ích chung, thì sẽ không bao giờ "Thủ đô ngàn năm văn hiến" thôi cảnh tượng này. Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, cánh cổng Trường THCS Thực nghiệm Hà Nội đã bị đổ sập do phụ huynh giành nhau mua hồ sơ, nộp đơn cho con em vào học lớp 1. Tháng 6 vừa qua, lại có hàng trăm phụ huynh xếp hàng qua đêm trước cổng trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông, Hà Nội, để chờ nộp hồ ...

Liên kết, cùng phát triển

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 08-07-2023 - 08:04| Góc nhìn TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ vốn gắn bó máu thịt từ trong lịch sử hình thành và phát triển, luôn có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Đây là vùng động lực, kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước. Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm hơn 40% tổng vốn FDI, tốc độ đô thị hóa đạt hơn 67% và nguồn thu ngân sách lớn nhất nước. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị Ngày 7-7, UBND TP HCM tổ chức hội nghị trao đổi, hợp tác giữa TP HCM với các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ ngày 7-7 Những năm vừa qua, các chương trình, nội dung và kết quả hợp tác TP HCM và các tỉnh trong vùng đạt được những kết quả tích cực, có sức lan tỏa trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực và an sinh xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung toàn vùng và cả nước. Thời...

Gasoline shortage is a management crisis

 VnExpress -  October 12, 2022 | 12:03 pm GMT+7 Tran Huu Hiep Economist "We cannot bear this loss anymore; the more gasoline we sell, the more money we lose," the owner of a gas station in the Mekong Delta said. He had to complete countless procedures to set up his gas station: consulting the national investment agenda, changing the land-use purpose, seeking permits for the construction rights and installation of gas pipes, fire safety, environmental license, measurements and quality controls, sales certificates ... the list goes on. Now with the gas station needing to close, he, and many others like him, feel as if all those efforts were in vain. Meanwhile, the few gas stations that remain open face great resentment from the public, mainly because queues to buy fuel take forever. Sometimes, the resentment takes a rather  extreme form : On October 6, after waiting for long to fill his motorbike at a HCMC pump, a man whipped out a knife and attacked the staff. The gas shor...

Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội hối thúc cơ quan thực thi pháp luật

  Lê Bình thực hiện Báo Đại biểu Nhân dân - Chủ Nhật, 25/06/2023, 04:57 Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 3 thông điệp lớn gắn với 3 chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Bày tỏ ấn tượng với thông điệp của Chủ tịch Quốc hội về tổ chức thực thi pháp luật, TS. TRẦN HỮU HIỆP, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh, đây vừa là yêu cầu vừa là sự hối thúc với các cơ quan thực thi pháp luật nhằm bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh giám sát để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống - Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV vừa bế mạc, thực hiện thành công toàn bộ chương trình đề ra. Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp, từ việc đánh giá những kết quả nổi bật của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra một số thông điệp quan trọng. Ông có suy nghĩ gì về những thông điệp này?  TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia ki...

Đến bao giờ người miền Tây hết cảnh bị các dòng sông "đói khát" đẩy đuổi?

(Dân trí) - Đập tay vào cánh cửa nhà, bà Phú bảo rằng: "Cả ngày lẫn đêm, cửa cứ phải mở để có gì còn vọt lẹ". Nhóm phóng viên ĐBSCL Thứ năm, 22/06/2023 - 06:54 Khi mất lượng phù sa, tài nguyên cát bị vơ vét cạn kiệt, các dòng sông bị bào mòn nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy, lòng sông sâu hơn, tạo ra hiện tượng "sông khát, nước đói" - phù sa phải xâm thực bờ sông - Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tích trong bài viết gửi Báo điện tử  Dân trí,  về thực trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tỉnh miền Tây. Nước đói và chạy lở Từ đầu tháng 6 đến nay, 7 căn nhà cặp bờ Cái Sắn (An Giang) bị nghiêng ra lòng rạch, trong đó có nhà bà Phú bị nghiêng nặng nhất. 65 tuổi, lớn lên bên sông, già đi cũng bên sông, chưa bao giờ bà Phú thấy lo như bây giờ. Năm ngoái dãy nhà cách mấy trăm mét đã đổ xuống rạch Cái Sắn, có lẽ năm nay ...