Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

"Nút kép" cho không gian du lịch Nam bộ

Trần Hữu Hiệp 22/02/2024 8:56 AM (GMT+7) Liên kết không gian và tích hợp sản phẩm du lịch đặc thù chính là cách thức làm cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trở nên hấp dẫn hơn. Chia sẻ: Facebook Zalo Việc liên kết "nút kép phát triển liên vùng" TP.HCM - Cần Thơ và TP.HCM - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được các địa phương tăng cường. Để không gian không bị ngắt khúc TP.HCM với lợi thế hạ tầng du lịch hiện đại, một cửa ngõ giao thương, trung tâm kinh tế và du lịch của cả nước đang phục hồi nhanh chóng trong năm 2023 sau hai năm bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. ĐBSCL có không gian du lịch giàu bản sắc và các sản phẩm đặc thù miệt vườn sông nước. Với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000km, có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và các vùng đất ngập nước đồng bằng độc đáo, ĐBSCL có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, từ du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường, bảo tồn thiên nhiên, du lịch nghiên cứu – nghỉ dưỡng, ẩm thực, lễ hội - làng nghề...

Giai phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 SGGP - Đầu tư Tài chính ra mắt bạn đọc ngày 9-1

  ĐTTC - 07/01/2025 16:55 Theo dõi Đầu Tư Tài Chính trên   (ĐTTCO) - Ngày 9-1, Giai phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 SGGP - Đầu tư Tài chính chính thức được phát hành và đến tay bạn đọc trên khắp mọi miền cả nước. * Nhớ cái Tết 50 năm trước:  Những kỷ niệm về: “Xuân cuối cùng được nghe Bác đọc thơ chúc Tết” của người cận vệ bên cạnh Người Nguyễn Văn Đoàn; “Đón Tết trước mùa chiến dịch” của Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu; “50 năm nhớ lại Đoàn Quân quản K3”, theo lời kể của các ông Nguyễn Thành Nguyên, Phạm Văn Hài, Nguyễn Văn Giàu, Hoàng Xuân Tùng, nguyên cán bộ Ban Quân quản K3. *  Kỷ nguyên mới, Tâm thế mới:  Qua các cuộc trò chuyện, phân tích, bình luận đầu Xuân với GS.TS Trần Ngọc Thơ: Hướng đến kỷ nguyên mới trong thế giới phân cực phi thường; chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tư duy, khát vọng và “mệnh lệnh” đổi mới; TS. Lê Duy Bình: Quyết liệt cải cách, định hình tương lai; TS. Nguyễn Đức Kiê...

Hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo

 Trần Hiệp Thủy NLĐ - 08/03/2025 08:30 Xuất khẩu gạo vốn là mảng sáng trong bức tranh xuất khẩu nông sản của nước ta. Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, mang về hơn 5,7 tỉ USD.  Đây là con số kỷ lục sau 35 năm Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu. Giá gạo Việt Nam tại nhiều thời điểm trong năm qua cũng cao hơn gạo Thái Lan và Ấn Độ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2025 đến nay, do biến động lớn về cung - cầu, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này, giá gạo xuất khẩu của chúng ta giảm mạnh, thấp hơn so với Ấn Độ và Thái Lan. Thực tế, mỗi khi gặp biến động lớn về cung - cầu hay các nước nhập khẩu thay đổi chính sách gây bất lợi, giá lúa trong nước lại lao đao, tác động trực tiếp đến nông dân. Nhiều hộ phải bán lúa ngay khi thu hoạch vì không có điều kiện tích trữ, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cũng chịu sức ép từ chi phí logistics và yêu cầu chất lượng ngày càng cao từ thị trường quốc tế. Việc Ấn Độ quay lại thị trường sau 2 năm hạn...

Tên đơn vị hành chính mới: Tác động đến du lịch Việt Nam

  Trần Hữu Hiệp TTO - 02/04/2025 10:34 GMT+7 Giữ gìn bản sắc văn hóa và thương hiệu địa danh là cách bảo vệ giá trị kinh tế, du lịch bền vững. Việc thay đổi tên đơn vị hành chính mới có thể tác động mạnh đến những giá trị này. Đà Lạt là thành phố mộng mơ trong lòng du khách - Ảnh: M.V. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp là chủ trương đúng đắn để tạo ra không gian phát triển rộng lớn hơn, huy động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Địa giới và địa danh mới không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn bảo tồn được giá trị văn hóa, lịch sử và kinh tế của các địa danh, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Những địa danh mang giá trị truyền thông và giá trị thương hiệu   Nước ta hiện có hai "thành phố trong thành phố" là Thủ Đức thuộc TP.HCM và Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng; 87 thành phố thuộc tỉnh. Với việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, một số nơi dự kiến chuyển tên gọi "th...

Nếu nhập An Giang và Kiên Giang sẽ là vựa lúa, du lịch sôi động nhất nước

 Bửu Đấu TTO - 04/04/2025 09:46 GMT+7 Ngày 4-4, một cựu lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho hay nếu Kiên Giang sáp nhập với An Giang sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn, sẽ bổ sung cho nhau phát triển vượt bậc. Một góc nhìn từ trên cao từ cáp treo Hòn Thơm, TP Phú Quốc - Ảnh: BỬU ĐẤU Sáp nhập hai tỉnh, nhân dân vui mừng Nhiều tỉnh cảnh báo 'sốt đất ảo' ăn theo thông tin sáp nhập tỉnh thành Phạt 7,5 triệu đồng người có bình luận sai lệch, chia rẽ về chủ trương sáp nhập tỉnh Chủ tịch Quốc hội thông tin dự kiến kỳ họp Quốc hội thứ 9 xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh Vị này cho rằng ở An Giang không có biển nhưng Kiên Giang có biển.  Việc kết nối tiềm năng du lịch sẽ hoàn thiện hơn khi một bên là hải đảo nghỉ dưỡng, còn bên An Giang hiện tại là du lịch di tích, lịch sử.  Hai vùng đất này gắn liền với nhau, đặc biệt là lịch sử trong cuộc kháng chiến. "An Giang và Kiên Giang nhập lại sẽ tạo nên vựa lúa lớn nhất, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau trong chuỗi giá trị lúa gạo, cho phép chuy...