Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đồng bằng sông Cửu Long: Vượt khó, tạo thế mới, lực mới

Minh Trường - Hiệp Thủy Bài trên Báo SGGP - Xuân Quý  Tỵ Năm 2012 đánh dấu sự kiện 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị (NQ 21) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã dành cho Báo SGGP cuộc trao đổi. Nông dân Long An thu hoạch dưa hấu dịp tết.  ° Phóng viên: Thưa ông, thời gian qua vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước đã thể hiện vai trò của mình như thế nào? ° Ông NGUYỄN PHONG QUANG:  Qua 10 năm thực hiện NQ 21, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ĐBSCL có bước chuyển biến và thay đổi lớn. Có thể nói thành tựu hạ tầng là quan trọng nhất. Nguồn vốn đầu tư đã tập trung cho 3 khâu đột phá là giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và y tế, an sinh xã hội. Từ đó, tăng trưởng của vùng gần 12% mỗi năm trong 10 năm qua, quy mô GDP g

Những quyết sách thiếu thuyết phục - Kỳ 3: Nền giáo dục nặng về ứng thí

Báo Thanh Niên,  31/01/2013 3:40 Mục tiêu  giáo dục  thì toàn diện trong khi cách đánh giá kết quả lại chỉ chú trọng đến điểm số. Mâu thuẫn này được xem là căn nguyên dẫn tới những lệch lạc và tiêu cực của giáo dục hiện nay. Nói nhưng không làm Điều 27 luật Giáo dục 2005 ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.   Giáo dục Việt Nam vẫn còn đặt nặng vào kết quả của các kỳ thi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng: “Luật Giáo dục đã nói rất rõ và rất đúng. Nhưng trên thực tế thì nền giáo dục (GD) của chúng ta đang ở trong trạng thá

Ăn Tết với người nghèo

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng các tỉnh, thành chăm lo Tết cho người nghèo, chiến sĩ biên cương, hải đảo (Clip 1. Click vào để xem)

GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 Không thể tùy tiện hạn chế quyền công dân

Báo Pháp Luật TPHCM, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên bỏ cách ghi công dân có quyền này, quyền kia “theo quy định của pháp luật”. Sáng 24-1, Thường trực HĐND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992. Các đại biểu tập trung góp ý xoay quanh các nội dung về quyền con người, quyền công dân; Hội đồng HP; chính quyền địa phương… Có sự chưa thống nhất Liên quan đến Chương 2 “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng điểm tiến bộ so với HP hiện hành là dự thảo đã bổ sung quy định về quyền con người để phù hợp với nội dung công ước quốc tế mà VN là thành viên. Tuy nhiên, cách thể hiện trong dự thảo chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các chế định liên quan để thực hiện các quyền này cũng chưa thống nhất. “Điều 20 dự thảo quy định “quyền và nghĩa vụ công dân  do HP và luật quy định ”. Có nghĩa là quy định về các quyền cơ bản của công dân phải do QH ban hành

QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Các quyền quan trọng nên do luật định

Báo Pháp Luật TPHCM, Cần ấn định thời gian ban hành luật để công dân thực hiện các quyền hiến định của mình. Ngày 31-1, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 với hàng trăm ý kiến của các cán bộ, giảng viên nhà trường. Trong đó nội dung liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhận được rất nhiều sự quan tâm thảo luận. Thu hẹp điều kiện giới hạn Nhiều ý kiến đề nghị HP sửa đổi cần thu hẹp điều kiện giới hạn các quyền con người. Theo phân tích của TS Nguyễn Thị Phương Hoa, quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ  có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng .” như trong dự thảo (khoản 2 Điều 15) là quá rộng. “Quyền con người, quyền công dân là những quyền rất thiết thân và thiêng liêng. Vì vậy điều kiện giới hạn phải rất xác đáng” - TS Hoa nêu quan điểm. TS Đỗ Minh Khôi cũng cho rằng quyền con

Tuổi kết hôn: Điều chỉnh là cần thiết

Báo Pháp Luật TPHCM Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất điều chỉnh tuổi kết hôn theo hướng cả nam lẫn nữ đều phải đủ 18 tuổi, tức sớm hơn cho nam, trễ hơn một chút cho nữ là phù hợp thực tế. Phải lén lút cưới Ở quê tôi, trừ những người còn đang đi học, trai, gái thường lấy vợ, lấy chồng sớm. Nếu nhiều người hay lo con gái chưa 18 tuổi đã tính chuyện “đèo bồng” thì gia đình tôi lại xấc bấc xang bang vì thằng cháu chưa 20 tuổi đã đòi cưới vợ. Sự thể là thằng cháu tôi nghỉ học sớm ở nhà làm ruộng, nuôi cá. Mới 19 tuổi mà muốn kết hôn với đứa con gái ở xóm trên nên gia đình không chịu. Thằng nhỏ thắc mắc vì sao con gái chỉ cần 18 tuổi là được mà nó phải đợi đến 20? Nó chạy ra xã hỏi nhưng cán bộ tư pháp kiên quyết không du di. Đầu năm 2008, người yêu của cháu tôi lỡ dính bầu. Không còn cách nào khác hơn, tôi và ba má thằng nhỏ phải qua nhà gái làm bữa tiệc “thú phạt” coi như một đám cưới nhỏ để gia đình hai bên nhận sui gia, dâu, rể. Trên thực tế, ở nông thôn, nam nữ kết hôn

Hà Lan không muốn mang tiếng “thiên đường né thuế”

Báo Tuổi Trẻ,  30-01-2013 SƠN HÀ - HÀ AN   TT - Quốc hội Hà Lan đang thảo luận biện pháp chấn chỉnh hệ thống luật thuế nhằm gột rửa cái tiếng “thiên đường né thuế” cho xứ sở hoa tulip. Tranh của Kazanevsky phê phán chuyện né thuế đăng trên báo CI, Pháp . Theo Hãng tin Bloomberg, các nghị sĩ Hà Lan thuộc nhiều đảng phái khác nhau đều khẳng định cần phải xóa đi cái tiếng xấu này cho quốc gia. “Chúng ta không thể cứ mãi là một thiên đường né thuế - nghị sĩ Ed Groot thuộc Công Đảng cầm quyền tuyên chiến - Các tập đoàn nước ngoài đang bôi bẩn cái tên Hà Lan. Nếu chần chờ, chúng ta sẽ bị cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt và đó là điều không ai muốn”. Tháng trước, EU đã tuyên chiến với nạn trốn thuế và né thuế khiến EU thiệt hại 1.000 tỉ euro (1.340 tỉ USD) mỗi năm. EU yêu cầu các nước thành viên, trong đó có Hà Lan, phải thực hiện các biện pháp chống né thuế. Tập đoàn nhà nước cũng né thuế! Theo báo Wall Street Journal, hiện rất nhiều t

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Còn bất cập trong quy định về quyền công dân

Báo Pháp Luật TPHCM, 29/01/2013 - 07:30 Nếu coi việc tách bạch quyền con người - quyền công dân là nét tiến bộ của dự thảo HP sửa đổi thì cách thức bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền cơ bản ấy vẫn còn nguyên những hạn chế của bản HP hiện hành. .  Phóng viên:  Thực tế cho thấy ở VN chưa bao giờ một điều khoản trong Hiến pháp (HP)   được viện dẫn trực tiếp. Tại sao vậy, thưa ông? +  PGS-TS  Nguyễn Như Phát ,   thành viên Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi HP 1992:  Cho đến nay nhận thức mới nhất đạt được là coi HP trước hết là một đạo luật và có hiệu lực trực tiếp. Hiểu biết ấy được thống nhất đầu tiên về mặt lý luận. Tại sao có hiệu lực trực tiếp? Vì đó là văn bản pháp luật (có giá trị tối cao), với điều cuối cùng bao giờ cũng là quy định về hiệu lực của HP. Tuy nhiên, xuất phát từ tính trừu tượng (tối cao) của quy phạm HP và do một lối tư duy truyền thống không khoa học trong áp dụng HP và pháp luật, đã làm HP mất đi hiệu lực trực tiếp trên thực tế. Một cách không mi