Minh Trường - Hiệp Thủy
|
||||||
Năm 2012
đánh dấu sự kiện 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị (NQ 21) về
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh quốc phòng vùng ĐBSCL. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường
trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã dành cho Báo SGGP cuộc trao đổi.
° Phóng
viên: Thưa ông, thời gian qua vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả
nước đã thể hiện vai trò của mình như thế nào?
° Ông NGUYỄN
PHONG QUANG: Qua 10 năm thực hiện NQ 21, hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ĐBSCL có bước chuyển biến và thay đổi
lớn. Có thể nói thành tựu hạ tầng là quan trọng nhất. Nguồn vốn đầu tư đã tập
trung cho 3 khâu đột phá là giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và y tế,
an sinh xã hội. Từ đó, tăng trưởng của vùng gần 12% mỗi năm trong 10 năm qua,
quy mô GDP gấp 3,5 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông
nghiệp và tăng dần khu vực 2 và 3. Đó là kết quả sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy
Đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng.
Thế mạnh thủy
sản phát triển mạnh, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu lao
động. Một số ngành công nghiệp then chốt như năng lượng, hóa chất, dược phẩm
có bước phát triển khá. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xây dựng các khu, cụm
công nghiệp; hình thành các khu công nghiệp cấp vùng và quốc gia. Bước đầu
hình thành trung tâm thương mại cấp vùng ở TP Cần Thơ và các trung tâm cấp
tỉnh theo mục tiêu NQ 21 đề ra; các địa phương có đường biên giới với
Campuchia đã chú ý khai thác lợi thế kinh tế biên mậu và các khu kinh tế cửa
khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 17,8%/năm,
đạt bình quân 4,6 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được chú trọng
đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm
ĐBSCL (TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau).
° Nhưng
thưa ông, ĐBSCL cũng đang đứng trước nhiều thách thức của một nền sản xuất
nặng về sản lượng, nhẹ về chất lượng...
° Thực chất đây
là yêu cầu “chuyển đổi mô hình tăng trưởng” của vùng. Nhìn tổng thể, kinh tế
vùng vẫn còn hạn chế, yếu kém và thiếu bền vững, phát triển chủ yếu dựa vào
tiềm năng, lợi thế tự nhiên sẵn có. Hiệu quả kinh tế nông nghiệp bấp bênh,
hàm lượng chất xám còn thấp. Đặc biệt cần quan tâm là liên kết vùng, liên kết
trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ.
Hiện nay sự
phối hợp giữa các tỉnh, thành trong vùng chưa tạo thế liên kết để phát huy
sức mạnh; việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất theo thế mạnh của từng địa
phương còn lỏng lẻo; liên kết “bốn nhà” còn phân tán, kém hiệu quả. Các chính
sách hỗ trợ nông dân nhiều khi còn dàn trải, trong khi nguồn lực đầu tư hạn
chế dẫn đến hiệu quả của chính sách không cao. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng
chưa đồng bộ, công tác quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể thời gian qua chưa
được quan tâm đúng mức, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, quy
mô các doanh nghiệp còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
vùng cũng đã làm hạn chế sự phát triển của ĐBSCL.
° Theo
ông, ĐBSCL cần phải làm gì để phát huy hết lợi thế, tiềm năng của mình nhằm
tạo ra thế và lực mới trong phát triển?
° Cần tăng
cường liên kết vùng thực chất, hiệu quả bằng cách triển khai các chương
trình, lĩnh vực liên kết cụ thể. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và
nâng cao chất lượng các quy hoạch, kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy
hoạch; đồng thời tích cực, chủ động chuẩn bị ứng phó, thích nghi với điều
kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ tiếp tục
phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát để bổ sung các cơ chế, chính
sách phù hợp với các sản phẩm chủ lực vùng trình Chính phủ ban hành theo
hướng hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị các sản phẩm
của vùng. Nhân rộn mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, tăng cường xúc tiến đầu tư,
thương mại và du lịch dựa trên thế mạnh từng địa phương. Đẩy nhanh tiến độ
đầu tư xây dựng cụm công nghiệp thủy sản quy mô cấp vùng, hình thành Trung
tâm Nghề cá nói chung, nhất là các mặt hàng thế mạnh như cá tra, tôm
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét