Báo Cần Thơ, Thứ tư, 06/02/2013 14 giờ 36 GMT+7 |
(CT)- Sáng 5-2-2013, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị tổng kết năm 2012. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, chủ trì hội nghị. Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các địa phương vùng ĐBSCL đã đến dự. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng thống nhất với đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ về những kết quả đạt được trong năm 2012. Các địa phương đều cho rằng, vùng ĐBSCL còn nhiều khó khăn cần giải quyết, nhất là cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, luồng cho tàu vào cảng; sản xuất tuy phát triển, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp, nhưng chính sách tạm trữ lúa gạo, chính sách hỗ trợ vay vốn cho con cá tra, con tôm, việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp… chưa sát thực tiễn, bất cập trong triển khai, nên nông dân trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm chưa được hưởng lợi nhiều. Chính sách xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, nhưng nguy cơ tái nghèo vẫn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc. Vấn đề liên kết vùng được đặt ra nhiều năm qua, song các địa phương chưa có sự liên kết chặt chẽ, thiếu cơ chế từ trung ương. Những bất cập trên nếu không được giải quyết thỏa đáng, ĐBSCL sẽ tụt hậu xa so với các vùng khác trên cả nước, trong khi vai trò của vùng rất quan trọng trong giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu quốc gia… Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong vùng; trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng thu nhập bình quân đầu người của vùng tăng 5,3 triệu đồng so với năm 2011 chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của các địa phương. Các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát… được triển khai kịp thời, tăng trưởng kinh tế cao là điểm nổi bật của vùng trong năm qua. Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất công nghiệp đều tăng; công tác chăm lo cho gia đình chính sách, giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm. An ninh chính trị- an ninh biên giới được giữ vững, hệ thống chính trị cơ sở có sự chuyển biến tích cực. Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương, nhiều kiến nghị liên quan đến vấn đề liên kết vùng được bàn luận sâu. Thủ tướng đã giao Ban Chỉ đạo phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng để phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng, vấn đề này sẽ được giải quyết sớm. Đây là mấu chốt cho sự phát triển của vùng. Phó Thủ tướng cho rằng, xét về lợi thế và tiềm năng của vùng ĐBSCL thì hiện tại vẫn chưa được khai thác đúng mức, việc ban hành cơ chế chính sách cho vùng còn chậm, nhiều chính sách đã ban hành rồi, nhưng hiệu quả triển khai chưa cao và chưa sát thực tế như: tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ cá tra, tôm… Vấn đề liên kết vùng phải bắt đầu từ trung ương, bắt đầu từ cơ chế chính sách. Có liên kết vùng mới phát huy hết tiềm năng, lợi thế vùng. Năm 2013, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL cần bám sát các nghị định, nghị quyết của Chính phủ; trong quá trình triển khai các cơ chế, chính sách chưa phù hợp cần phản ánh kịp thời về Ban Chỉ đạo. Đồng thời, tập trung phát triển nông nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, bất động sản, xử lý nợ xấu; phối hợp với các bộ ngành triển khai đề án đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo; đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường ứng dụng khoa học vào sản xuất, gắn phát triển kinh tế- xã hội với xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo an ninh quốc phòng, nắm chắc tình hình và chủ động giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Nhân hội nghị tổng kết năm 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã chứng kiến lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về công tác vận động phụ nữ vùng Tây Nam bộ giai đoạn 2013- 2017. Cũng nhân dịp này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã trao 5 tỉ đồng cho Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ để phân bổ cho các địa phương trong vùng ĐBSCL (mỗi địa phương được hỗ trợ từ 200 - 400 triệu đồng) hỗ trợ người nghèo đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Đây là số tiền đóng góp của các ngân hàng gồm: BIDV, Vietcombank, Sacombank, Vietinbank, Agribank (mỗi ngân hàng đóng góp 1 tỉ đồng).
Gia Bảo
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét