Trần Hữu Hiệp
Bài trên Tạp chí Đầu tư Nước ngoài số xuân Quý Tỵ 2013
ĐBSCL
có nhiều đóng góp quan trọng cho cả nước, nhưng thu hút FDI chưa tương xứng với
tiềm năng, vai trò, vị trí của vùng này. Năm 2012, trong khó khăn chung của
tình hình kinh tế đất nước, toàn vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia này cũng
chỉ thu hút thêm được 83/1.100 dự án đầu tư mới của cả nước, chiếm 7,5% với
tổng vốn đăng ký gần 689,8 triệu USD, chỉ bằng 5,3% tổng vốn FDI thu hút mới
của cả nước. Luỹ kế đến nay, ĐBSCL có 759 dự án, chiếm 5,2% tổng số dự án FDI với
tổng vốn đăng ký hơn 10,951 tỉ USD, chiếm khoảng 5,1% tổng vốn FDI của cả
nước.
Nhìn chuỗi dòng vốn FDI vào ĐBSCL thời gian qua cho thấy, tập trung chủ yếu ở 2 khu vực trọng điểm vùng, hiện chiếm hơn 87,3%
tổng vốn FDI đăng ký của cả ĐBSCL. Một là, khu “Cửa ngõ” - Long An, Tiền Giang
- nhờ lợi thế liền kề TP. HCM và thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Hai là, “Tứ giác động lực” – TP. Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau và
An Giang. Đến nay, Long An xếp thứ 15 và
Tiền Giang xếp thứ 26/63 tỉnh, thành thu hút vốn FDI nhiều nhất của cả nước với
4,817 tỉ USD vốn đăng kí, chiếm hơn 43,9% tổng vốn FDI của cả vùng ĐBSCL. Bốn địa
phương thuộc “Tứ giác động lực” hiện có 116 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư 4,755 tỉ USD, chiếm 43,4% tổng vốn toàn vùng.
Kết quả thu hút FDI của vùng “Cửa ngõ” và “Tứ giác động
lực” vùng ĐBSCL cho thấy nhờ lợi thế vị trí, cơ sở hạ tầng, việc tập trung đầu
tư dồn sức phát triển 3 khâu đột phá: giao thông, thủy lợi, giáo dục – đào tạo
và dạy nghề; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, yêu cầu phát triển vẫn đang đặt ra cho vùng đất giàu tiềm năng này
nhiều thách thức phải vượt qua. Một trong những yêu cầu vượt qua thách thức là
cần có tư duy, chiến lược thu hút FDI cho
vùng và tăng cường liên kết vùng ĐBSCL.
ĐBSCL đã được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế
phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi …. Mục tiêu
đó đã định vị ĐBSCL không chỉ trong phạm vi quốc gia mà nhìn ra quốc tế. Nhưng
để đạt được mục tiêu đó, phải chọn cách làm, cần một tư duy phát triển, bao gồm
cả thu hút đầu tư nước ngoài. Chiến lược FDI và tư duy kinh tế vùng trong thu
hút đầu tư là động lực để các tỉnh « nắm tay nhau » chia sẻ lợi ích,
chia sẻ thị trường, khai thác «lợi thế dùng chung » của vùng về cơ sở hạ
tầng: sân bay, cảng biển, cầu đường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, để tránh
đầu tư lãng phí theo kiểu «tỉnh nào cũng có » để rồi không tỉnh nào có cái
đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư. Thế mạnh của ĐBSCL, nhìn từ “Cửa ngõ” và “Tứ giác
động lực” cần được tập trung khai khai thác là vùng sản xuất nông nghiệp lớn,
hiện đại. Vai trò của đảo ngọc Phú Quốc, vị trí ĐBSCL, tuyến hành lang kinh tế
trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; thế tựa lưng với TP. Hồ Chí Minh, ngước
mặt ra biển Đông, kề vai tuyến biên giới Tây Nam, nằm trong bán kính 500 Km của
ASEAN mà vùng châu thổ này là tâm điểm … đã tạo ra thế «địa kinh tế» đặc biệt
của ĐBSCL mà sự tiên phong về tư duy phát triển, gắn kết được quá trình
liên kết các chuỗi giá trị kinh tế sẽ là khâu đột phá để ĐBSCL trở thành một cực
thu hút đầu tư và tăng trưởng trong những thập niên tới.
Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược
nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào vùng ĐBSCL. Các tỉnh trong
vùng, bộ, ngành Trung ương đã có tiếng nói chung, Song, thực tế hoạt động xúc
tiến, thu hút đầu tư ĐBSCL trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, nút thắt cần
tháo gỡ, lâu nay việc phân bổ vốn và tổ chức cá hoạt động xúc tiến: đầu tư,
thương mại, du lịch chỉ có 2 cấp: quốc gia và địa phương, «bỏ quên» cấp
vùng ; việc xúc tiến xây dựng một đề án tổng thể xúc tiến đầu tư – thương
mại du lịch vùng ĐBSCL với những cơ chế, chính sách đầu tư đặc thù đã được nhìn
nhận, cam kết, nhưng việc triển khai thực hiện còn quá chậm. Xúc tiến thu hút
đầu tư nước ngoài cần dựa trên chiến lược vùng, quy hoạch chung, sự liên kết
theo từng chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực và theo vùng. Từ kết quả thu hút đầu
tư FDI của khu vực «Cửa ngõ» và «Tứ giác động lực» vùng ĐBSCL với việc tận dụng
lợi thế địa – chính trị, sức lan toả của đầu tàu kinh tế đất nước như thành phố
Hồ Chí Minh; thì việc khai thác tốt lợi thế các sản phẩm mũi nhọn: lúa gạo,
thủy sản, trái cây, công nghiệp năng lượng và kinh tế biển đảo thời gian tới
đang hứa hẹn sự khởi sắc của vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 này của cả nước, trở
thành địa điểm đánh dấu sự thành công lớn của các nhà ĐTNN.
Nhận xét
Đăng nhận xét