Trần
Hữu Hiệp
Hà Tiên nằm ở phía
tây bắc tỉnh Kiên Giang, có đường biên giới giáp Campuchia dài 13,7km với 2 cột
mốc quốc gia 313, 314 và cửa khẩu quốc tế; giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển
dài 22km, chỉ cách Phú Quốc 45km, là phần đất liền gần nhất với đảo ngọc quốc
gia.
Từ cuối thế kỷ
XVII, Hà Tiên đã trở thành một thương cảng sầm uất, một mắc xích quan trọng ở
phía đông vịnh Thái Lan, trên tuyến hàng hải thương mại châu Á, là điểm đến
quan trọng của các đoàn thương thuyền Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc ASEAN
ngày nay.
Hà Tiên là vùng đất
giàu tiềm năng, có lịch sử phát triển lâu đời, đang đảm nhiệm chức năng của một
trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, là đầu mối giao thông, giao thương, một
đô thị cửa khẩu, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh Kiên Giang và vùng
ĐBSCL. Tại Hà Tiên, vừa diễn ra chuỗi các hoạt động lễ hội kỷ niệm 277 năm Tao
đàn Chiêu Anh Các và năm văn hóa - du lịch Hà Tiên 2013.
Tượng Mạc Cửu - Tổng trấn Hà Tiên |
Để kế thừa và phát
huy tiềm năng, lợi thế của Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình về
việc thành lập thành phố văn hoá - du lịch Hà Tiên. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng
đã quyết định công nhận Hà Tiên là đô thị loại III. Phấn đấu đến năm 2015, Kiên
Giang sẽ có 3 thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc, tạo ra “tam giác đô thị
phát triển” của tỉnh, một điểm sáng trong chùm đô thị vùng ĐBSCL. Song, Hà Tiên
được định hướng xây dựng và phát triển, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hoá, lịch sử độc đáo riêng có để trở một thành phố văn hoá - du lịch, ví như
một Hội An của miền Tây Nam Bộ.
Người xứ Quảng tự
hào với đô thị cổ Hội An - một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở
Đông Nam Á, những giá trị lịch sử, văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng và
phong phú. Hội An đã và đang tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của một thành phố du
lịch, vừa cổ kính, vừa văn minh, hiện đại, xứng đáng với tầm vóc của một di sản
văn hoá thế giới. Người đồng bằng cũng cần nhận thức và quyết tâm xây dựng Hà
Tiên trở thành một thành phố văn hoá - du lịch độc đáo của đồng bằng.
Cần lập hồ sơ bảo
tồn và phát triển những giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên độc đáo
của Hà Tiên để đề nghị UNESCO xem xét công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
Hà Tiên với những biểu hiện vật thể và phi vật thể nổi bật: Một bảo tàng sống
về cảnh quan thiên nhiên với sự độc đáo của đầm Đông Hồ, Hà Tiên thập cảnh (còn
sót lại) và các giá trị phi vật thể như Tao Đàn Chiêu Anh Các. Là sự kết hợp tự
nhiên các nền văn hóa Việt - Hoa - Khmer qua các thời kỳ, vết tích của một cảng
thị châu Á truyền thống, những đặc trưng cần được bảo tồn và phát huy mang đậm
tính cách người Hà Tiên, lối sống cư dân đô thị miền biên ải... Hà Tiên - một
Hội An của miền Tây Nam Bộ, vẫn tạo ra chất riêng tư, độc đáo. Tại sao không?
Xem VideoClip LỄ HỘI TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC của Đài PTTH Vĩnh Long
Xem VideoClip LỄ HỘI TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC của Đài PTTH Vĩnh Long
RẤT
Trả lờiXóaSIÊNG
NĂNG,
ƠI NHÀ BÁO VỤ TRƯỞNG KINH TẾ !