Chuyển đến nội dung chính

Hệ luỵ từ tin đồn: Thị trường chứng khoán bốc hơi 1,6 tỷ USD

Thị trường chứng khoán bốc hơi 1,6 tỷ USDKết thúc phiên giao dịch ngày 21.2, nhà đầu tư tháo chạy, dư mua trên bảng điện tử trống trơn. Ảnh: cẩm văn

    Đây cũng là nhận định chung của các CTCK trước phiên giao dịch ngày 21.2 diễn ra. Với tâm lý tích cực, một CTCK còn cho rằng sau phiên giao dịch ngày 20.2, quá trình điều chỉnh xem như kết thúc và thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục trạng thái tăng điểm quen thuộc trước tết.
    Tại phiên giao dịch TTCK ngày 21.2, nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy, thị trường bốc hơi 1,6 tỉ USD. Có nhiều giả thiết được đưa ra, nhưng có một nguyên nhân trực tiếp là một số kẻ đã tung tin đồn bịa đặt Chủ tịch Ngân hàng BIDV bị bắt để trục lợi.
    Phiên giao dịch TTCK hôm qua chứng kiến sự bất thường: 30 phút cuối phiên, hàng loạt lệnh bán khủng ồ ạt tung ra nhấn chìm mọi nỗ lực đỡ sàn, bắt đáy… Lần đầu tiên kể từ khi thay đổi biên độ giao dịch, nhiều mã CK đã đi từ đỉnh xuống đáy với mức “lỗ” tới 20%.


    “Giảm đến thế cơ à?”

    Một chuyên gia tài chính và cũng là Phó GĐ một CTCK lớn tại Hà Nội đã thốt lên khi được chúng tôi hỏi về nguyên nhân sụt giảm bất thường trên TTCK ngày 21.2. Sự ngạc nhiên của anh bắt nguồn từ việc ngày 21.2 anh có chuyến công tác ra ngoài Hà Nội. Chuyên gia này cho tới khi thị trường đóng cửa vẫn chưa kịp cập nhật thị trường trong bộn bề công việc.

    “Với diễn biến mấy phiên trước nên tôi cho là thị trường vẫn trong xu hướng giảm điểm, nhưng không đến mức như vậy” - chuyên gia này nói.

    Bộ phận phân tích của Cty anh thậm chí trước phiên giao dịch còn nhận định hai chỉ số không có xu hướng rõ rệt mà đi ngang với những phiên tăng, giảm nhẹ. Và nếu sự điều chỉnh tiếp tục diễn ra như mấy phiên trước đó sẽ là tình huống tốt đối với NĐT. Và như vậy NĐT có thể tiếp tục nắm giữ CP và chờ đợi sự bứt phá.

    Đây cũng là nhận định chung của các CTCK trước phiên giao dịch ngày 21.2 diễn ra. Với tâm lý tích cực, một CTCK còn cho rằng sau phiên giao dịch ngày 20.2, quá trình điều chỉnh xem như kết thúc và thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục trạng thái tăng điểm quen thuộc trước tết.

    Thực tế thị trường đã diễn ra đúng như giới phân tích nhận định. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút trước giờ kết thúc phiên giao dịch, một cơn bán tháo hoảng loạn đã diễn ra, VN-Index “lao dốc” từ 495 điểm xuống mốc 476,73 điểm. HNX-Index cũng giảm 5,3% xuống 63,45 điểm.

    Theo các NĐT bám sàn cho biết, họ vẫn có thông tin thị trường sẽ có điều chỉnh, thậm chí giới đầu tư còn nhắc nhau “có bao nhiêu hàng thoát hết trước ngày thứ 5”. Nhưng khi nhìn tốc độ bán tháo CP một cách ồ ạt trên bảng điện tử, nhiều nhà đầu tư không khỏi lo lắng và nghĩ đến hiện tượng đã từng diễn ra khi có điều gì đó “bất thường” như đã từng xuất hiện khi có thông tin Bầu Kiên bị bắt, hoặc như thời điểm ông Đặng Văn Thành ở Sacombank được mời tới cơ quan điều tra làm việc. Hàng loạt mã CK trụ cột trên cả hai sàn bị “vùi dập” bằng hàng loạt lệnh “khủng” bán giá sàn để thoát hàng bằng được khiến trên bảng điện tử hàng loạt mã dư mua trống trơn trong sự bàng hoàng của các NĐT.

    “Bốc hơi” 1,6 tỉ USD

    Điểm nhấn trong phiên có thể kể đến hoạt động bán sàn hàng loạt tại các mã chủ chốt. Chỉ trong 30 phút cuối trước khi phiên giao dịch đóng cửa, các blue chips vốn là hàng “hót” trong đợt tăng giá vừa qua đã bị bán mạnh khiến chỉ số VN30 và HN30 giảm hơn cả chỉ số chung. VN-Index 30 giảm sâu với 21,96 điểm (3,84%) xuống 550,42 điểm. HNX30-Index cũng giảm mạnh hơn HNX-Index với mức giảm 9,76 điểm (7,23%) về 125,27 điểm.

    Thanh khoản thị trường tăng vọt: SHB dẫn đầu thị trường với thanh khoản đạt trên 28 triệu CP. PVX đóng cửa tại giá sàn với thanh khoản đạt gần 15 triệu CP và còn gần 2,5 triệu CP dư bán sàn cuối phiên. Hầu hết các mã CP ngành NH đều đóng cửa trong sắc đỏ như MBB, STB, VCB... áp lực bán tháo đã đẩy thanh khoản thị trường trong phiên này đã tăng đột biến.

    Tại sàn HSX có 123,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng và hơn 132,1 triệu đơn vị tại HNX được giao dịch. Tổng giá trị giao dịch trên hai sàn lên tới gần 2.800 tỉ đồng. Còn theo thống kê ban đầu, với phiên bán tháo ngày 21.2, tổng giá trị vốn hoá thị trường trên cả hai sàn đã bốc hơi tổng cộng 33.789 tỉ đồng (tương đương 1,6 tỉ USD) so với phiên trước.

    So với phiên giao dịch ngày 21.8.2012 (khi Bầu Kiên bị bắt, thị trường mất 0,9 tỉ USD vốn hóa) và phiên giao dịch ngày 2.11.2012 (thông tin về ông Đặng Văn Thành được triệu tập đến cơ quan CA làm việc, thị trường giảm 1,2 tỉ USD giá trị vốn hóa) thì có thể thấy mức độ tác động của phiên “tháo chạy” trong phiên 21.2 thiệt hại rất lớn.

    Theo tâm sự của giới đầu tư, khi chứng kiến hàng loạt lệnh bán “khủng” ồ ạt xuất hiện, và sau những giây phút ngỡ ngàng, giới đầu tư đã gọi nhau truy lùng thông tin. Giới thạo tin “rỉ tai” nhau về một số tin đồn chưa được kiểm chứng. Một vài giả thiết đã được đặt ra về một cuộc tháo chạy, hoặc đó chỉ là một kịch bản được dựng lên để thoát hàng.

    Cho tới cuối ngày 21.2, khi thông tin Chủ tịch BIDV bác tin đồn bị bắt được đăng tải thì mọi nghi vấn mới được sáng tỏ. Một số NĐT đã “méo mặt” vì trót mua khi CP chạm đỉnh trong phiên và cuối phiên không thể thoát được hàng khi CP xuống sàn và dư bán la liệt. Chiếu theo biên độ sàn HNX thì tỉ lệ này tổng cộng là 20% và trên sàn HSX là 14%. Còn những người “trót ôm” trong phiên, dù là mua được giá sàn cũng đầy tâm trạng bởi lượng hàng khủng có thể sẽ tiếp tục đổ ụp xuống trong vài phiên tới.
    VDSC: Liên tưởng tới sự kiện Nguyễn Đức KiênTrái với kỳ vọng của chúng tôi, thị trường biến động mạnh trong phiên giao dịch 21.2, đặc biệt là trong phiên giao dịch buổi chiều. Độ rộng thị trường bất ngờ chuyển sang tiêu cực và nhiều lệnh bán lớn ở mức giá thấp tại nhiều mã dẫn dắt đã khiến tâm lý NĐT lo ngại, hiệu ứng bầy đàn lại diễn ra trên diện rộng và khiến chúng tôi có nhiều liên tưởng đến phiên giao dịch cách đây 6 tháng khi sự kiện bắt ông Nguyễn Đức Kiên diễn ra.

    Hàng loạt tin đồn xuất hiện trong phiên giao dịch buổi chiều khiến giới đầu tư thực sự hoang mang, do động thái bán mạnh như hôm nay không giống như hoạt động chốt lời thông thường của các NĐT. Trong khi đó, khối ngoại mặc dù vẫn tiếp tục mua ròng song chúng tôi nhận thấy không có nhiều hành động bắt đáy hay nâng đỡ thị trường trong phiên chiều. Với những diễn biến khá bất ngờ trong phiên hôm nay, chúng tôi cho rằng thị trường đã phản ứng thái quá và tạo cơ hội cho tin đồn hoạt động mạnh.   L.Thủy tổng hợp

    IVS: Khó có thể đoán định được phiên tiếp theo. Thị trường bất ngờ bị bán mạnh ngay đầu phiên buổi chiều khiến cả hai chỉ số mất điểm khá mạnh và đây là điều hoàn toàn bất ngờ nếu theo dõi diễn biến của phiên buổi sáng. Nhiều NĐT đã hoảng loạn đặt bán bằng mọi giá cho dù không biết vì sao thị trường lại xảy ra hiện tượng này, đặc biệt với những tài khoản sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Rõ ràng việc biên độ giao dịch lớn, trong khi tỉ lệ magin (tỉ lệ ký quỹ) theo yêu cầu được giảm 50:50 càng làm gia tăng nhanh các tài khoản bị áp lực tài chính. Điều mà chúng tôi quan sát ở phiên hôm nay là việc mua vào vẫn khá ổn định, lực cầu mua vẫn xuất hiện cho dù bên bán vẫn quyết liệt bán ra. Thanh khoản hai sàn hôm nay tăng vọt và đây sẽ lại là câu hỏi mới: Ai đã mua? Việc thị trường có diễn biến như hôm nay thật khó có thể đoán định được phiên tiếp theo ra sao.
    Báo Lao Động
    Ở Việt Nam
    1. Tin đồn tổng giám đốc ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn lan ra ngày 13-10-2003 khiến khách hàng đổ xô tới rút tiền tại ACB và các ngân hàng (NH) khác. Thống đốc NH Nhà nước đương nhiệm khi đó là ông Lê Đức Thúy đã ngay lập tức vào TP.HCM để xử lý tình hình. Tổng giám đốc ACB Phạm Văn Thiệt và chủ tịch HĐQT ACB Trần Mộng Hùng phải xuất hiện tại trụ sở NH để bác bỏ tin đồn.
    2. Tin đồn phát hành tờ tiền 1 triệu, đổi tiền: Ngày 2-12-2009, thông tin VN sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng và đổi tiền gây xôn xao dư luận dù thị trường tiền tệ không có nhiều xáo trộn. NH Nhà nước đã lên tiếng bác bỏ thông tin thất thiệt.
    3. Tin đồn điều chỉnh tỉ giá: trước Tết Nguyên đán 2013, một số chuyên gia đề xuất trong bối cảnh lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối dồi dào nên giảm giá VND để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, NH Nhà nước không có phản hồi. Sau tết, nhiều NH tăng giá mua USD khiến tin đồn NH Nhà nước sắp tăng tỉ giá bùng lên, giá USD tự do vượt 21.000 đồng. Sự việc này cộng hưởng với tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt khiến giá USD niêm yết trong NH cũng tăng mạnh. NH Nhà nước đã phải phát đi thông điệp bác bỏ tin đồn tăng tỉ giá và cam kết ổn định giá trị tiền đồng.
    Trên thế giới
    1. Cuối năm ngoái, NH tư nhân lớn nhất Myanmar Kanbawza đã phải lao đao trước làn sóng rút tiền ào ạt sau khi có tin lãnh đạo Aung Ko Win của NH này bị bắt giữ vì tội rửa tiền. Ông Aung Ko Win sau đó khẳng định mục đích của tin đồn là phá hoại Kanbawza, ngăn cản nguồn đầu tư nước ngoài và làm thất bại chính sách cải cách của Tổng thống Thein Sein.
    2. Tháng 9-2008, chính quyền Hong Kong bắt giữ một người đàn ông 34 tuổi vì đã tung tin đồn trên mạng rằng một NH của đặc khu đang gặp vấn đề về kinh tế và đang chuẩn bị tháo chạy, đồng thời kêu gọi mọi người rút tiền khỏi NH này. Trước đó, dòng người đã bắt đầu đổ xô rút tài sản khỏi NH East Asia khi nghe tin NH này nắm nhiều nợ xấu từ hai tập đoàn tài chính Lehman Brothers và AIG.
    3. Giữa năm ngoái, Nigeria cũng phải lên tiếng bác bỏ tin đồn chủ tịch quốc hội nước này ra lệnh bắt giữ thống đốc NH trung ương vì xung đột. Căng thẳng diễn ra từ khi thống đốc Sanusi Lamido Sanusi khẳng định ông chứng kiến hàng loạt tham nhũng của các chính trị gia.
    ÁNH HỒNG - TRẦN PHƯƠNG



    Chứng khoán bốc hơi 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt




    Hôm nay là ngày thứ 3 sau sự kiện bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc. Hàng tỷ USD trên cả 2 sàn "bốc hơi" nhanh chóng; khối tài sản trên sàn của các đại gia trong Top giàu nhất cũng "đội nón ra đi".

    Kể từ thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị bắt hồi cuối ngày 20/8, giao dịch trên thị trường chứng khoán của 3 phiên gần đây (tính đến hết phiên sáng nay) đã bị tác động một cách "thái quá" - theo như nhận định của giới tài chính.
    Bất chấp những nỗ lực kể từ đầu năm, thị trường lao dốc xuống mức kịch biên. Màu xanh lơ và đỏ phủ khắp cả hai sàn. Đến hết phiên sáng nay, trên sàn TP.HCM (HoSE), chỉ số VN-Index giảm 16,66 điểm, tương ứng giảm 4,06% xuống 393,57 điểm, mất ngưỡng 400. Chỉ số của rổ VN30 cũng mất 20,49 điểm, tương ứng mất 4,21% xuống 465,83 điểm.
    Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 3,59 điểm, tương ứng mất 5,55% xuống 61,06 điểm. HNX30-Index mất 8,03 điểm, tương ứng mất 6,59% xuống 113,7 điểm.
    Tất cả các chỉ số ngành đều mất điểm, nhóm ngân hàng giảm 5,05%, nhóm khai khoáng giảm 5,62%, nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 5,24%, bất động sản giảm 4,21%.
    Tổng vốn hóa thị trường (market cap) theo thống kê của Vietstock đến sáng nay là 687.645,12 tỷ đồng (tương ứng khoảng 32,7 tỷ USD). Như vậy, so với ngày 20/8, vốn hóa thị trường đã bị mất tới 5,62 tỷ USD trong 3 ngày.
    Riêng ngày 21/8, ngày sau hôm Bầu Kiên bị bắt thì tổng vốn hóa thị trường trên cả hai sàn HoSE và HNX của phiên giao dịch 21/8 đã mất gần 19,119 tỷ đồng, tương ứng 920 triệu USD, giảm còn 778,457 tỷ đồng, tương ứng khoảng 37,4 tỷ USD.
    Hệ quả của vụ việc không chỉ gây tổn thất với thị trường chung mà các đại gia trên sàn chứng khoán cũng "ngậm ngùi" nhìn khối tài sản của mình "bốc hơi".
    Sự việc bắt Bầu Kiên đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong 3 ngày nay.

    Sự việc bắt Bầu Kiên đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong 3 ngày nay.
    Vợ chồng Bầu Kiên (cổ phiếu ACB) mất 361 tỷ đồng 
    Theo thông báo từ 2 ngân hàng Á Châu (ACB) và Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ông Kiên đang lần lượt là 3,75% ứng với 35.167.245 cổ phiếu và 0,2%. Riêng tại ACB, vợ ông Kiên còn nắm 38.512.975 cổ phiếu ngân hàng này. 
    Từ mức đóng cửa 25.900 hôm 20/8, chốt phiên sáng nay, ACB chỉ còn 21.000 đồng/cp, mất 4.900 đồng/cp. 
    Như vậy, với tổng lượng cổ phiếu mà ông Kiên và vợ đang sở hữu ở ACB, giá trị nắm giữ của vợ chồng vị đại gia này đã "không cánh mà bay" hơn 361 tỷ đồng chỉ trong 3 ngày.
    Gia đình ông Đặng Văn Thành (STB) mất 308 tỷ đồng
    Việc cổ phiếu STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) liên tục giảm sàn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới một loạt các gia đình đại gia khác có nắm cổ phần tại đây.
    Tại gia đình Chủ tịch Đặng Văn Thành, ông Thành hiện nắm 42.696.108 cổ phiếu, con trai ông là ông Đặng Hồng Anh thành viên HĐQT Sacombank và là Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR)cũng nắm 37.146.539 cổ phiếu STB và nắm 35.607.000 SCR. Giá đóng cửa phiên 20/8 là 9.300 đồng/cp, 
    Giá đóng cửa phiên 20/8 của STB là 22.800, đến hết phiên sáng nay giảm còn 19.700 đồng, mất 3.100 đồng/cp. Sau 3 ngày, cha con ông Đặng Văn Thành mất 247,5 tỷ đồng do STB sụt giá. Ngoài ra, ông Hồng Anh còn thiệt hại thêm 60,5 tỷ đồng vì giá SCR rớt xuống còn 7.600 đồng/cp từ mức 9.300 đồng/cp vào cuối ngày 20/8. Tổng thiệt hại của hai cha con ông Thành lên đến 308 tỷ đồng.
    Gia đình ông Trầm Bê (STB) mất 223,46 tỷ đồng
    Liên quan đến STB, gia đình ông Trầm Bê hiện cũng sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng, với lần lượt: ông Trầm Trọng Ngân (con trai ông Trầm Bê) sở hữu 48.000.000 đơn vị, ông Trầm Khải Hòa (con trai) sở hữu 20.820.000 đơn vị, bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ) sở hữu 3.148.953 đơn vị.
    Ông Trầm bê chỉ sở hữu khiêm tốn 115.000 cổ phiếu STB, phần lớn cổ phiếu ông này nằm tại SouthernBank với 33.459.558 đơn vị, chiếm tỉ lệ 10,42% và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh - BCI với  2.214.453 đơn vị, chiếm 3,06%.
    STB giảm giá đã khiến 223,46 tỷ đồng của cha con ông Trầm Bê bốc hơi trong 3 ngày.
    Ngoài ra, ông Trầm Trọng Ngân còn sở hữu 7.456.653 cổ phiếu SouthernBank, 1.220.000 cổ phiếu PNS. Bà Trầm Thuyết Kiều cũng có 29.420.263 cổ phần tại SouthernBank, 4.950.000 tại NJC.
    Ông Trần Phát Minh (STB): 149,1 tỷ đồng
    Một nhân vật khác là ông Trần Phát Minh cũng không tránh khỏi "liên lụy" khi nắm 48.123.557 cổ phần tại STB chiếm 4,94%. Do vậy, với diễn biến thị trường trong 3 ngày vừa qua, vị đại gia này cũng mất 149,1 tỷ đồng.
    Bầu Long (HPG): 330 tỷ đồng
    Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), ông Trần Đình Long (Bầu Long) với sở hữu 84.216.000 cổ phiếu HPG, chiếm tỷ lệ 24,12%. Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng nắm tới 25.793.460 cổ phần tại Hòa Phát. 
    Trong 3 ngày, từ mức đóng cửa hôm 20/8 là 22.900 đồng/cp, nay cổ phiếu này chỉ còn 19.900 đồng, đã gây thiệt hại cho vợ chồng Bầu Long 330 tỷ đồng.
    Trong khi tài sản trên sàn của các đại gia ngân hàng bị tác động thì tài sản những "ông lớn" trong ngành bất động sản cũng không tránh khỏi bị "vạ lây".
    Gia đình Bầu Hiển (SHB): 53,6 tỷ đồng
    Ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển), Chủ tịch HĐQT tại NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nắm 25.419.006 cổ phần SHB cũng đành "ngậm ngùi" nhìn 35,6 tỷ đồng "bốc hơi" khi giá SHB giảm từ 7.800 đồng/cp hôm 20/8 xuống còn 6.400 đồng/cp trong sáng nay. Chị gái ông Hiển, bà Đỗ Thị Thu Hà sở hữu 12.838.100 cổ phiếu SHB nên cũng mất gần 18 tỷ đồng.
    Tài sản của các đại gia chứng khoán bị bốc hơi hàng tỷ đồng.

    Tài sản của các đại gia chứng khoán bị "bốc hơi" hàng tỷ đồng.
    Bầu Đức (HAG): 805 tỷ đồng
    Do giá HAG sáng nay bị giảm còn 27.300 đồng/cp từ 30.400 đồng/cp hôm 20/8, với khối lượng sở hữu 259.670.859 đơn vị, chiếm tỷ lệ 48,32% vốn điều lệ HAG, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị tổn thất rất nặng nề với khối tài sản trên sàn hao hụt đến gần 805 tỷ đồng.
    Trong khi đó, ông Đoàn Nguyên Thu 5.225.348 mất gần 16,2 tỷ đồng.
    Nhà Cường "đô-la": 36,7 tỷ đồng
    Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty đang nắm 60.582.799 cổ phiếu QCG. Con trai bà, ông Nguyễn Quốc Cường nắm 537.500 đơn vị. Đóng cửa phiên 20/8, giá QCG là 9.000 đồng/cp. Sáng nay, cổ phiếu này giảm còn 8.400 đồng/cp. Như vậy, thiệt hại của hai mẹ con bà Loan là 36,7 tỷ đồng.
    Chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến - Đặng Thành Tâm: 78,4 tỷ đồng
    Trong đợt giảm sút của thị trường trong 3 ngày nay, cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo giảm từ 6.700 đồng/cp chiều 20/8 xuống 5.800 đồng/cp, mất 900 đồng. Theo thống kê, đến nay bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT công ty này đang sở 49.417.081 cổ phiếu ITA (chiếm tỉ lệ 11,12%), ông Đặng Thành Tâm đang nắm 24.262.055 đơn vị. ITA giảm giá khiến chị em bà Yến mất 66,3 tỷ đồng.
    Ngoài ra, ông Đặng Thành Tâm với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) còn đang sở hữu 101.250.000 cổ phiếu KBC, 14.827.692 cổ phiếu NVB, 44.000.000 cổ phiếu SQC (giữ nguyên giá 80.000 không có lệnh đặt), 17.530.37 cổ phiếu SGT.
    Trừ SGT và SQC không biến động giá thì các mã còn lại do ông Tâm sở hữu đều giảm điểm: KBC giảm từ 9.700 đồng/cp còn 8.500 đồng/cp (mất 1.200 đồng/cp), NVB giảm từ 8.200 đồng/cp xuống còn 8.000 đồng (mất 200 đồng/cp). Tính ra, ông Tâm còn "hao" thêm 12,1 tỷ đồng tại KBC và gần 3 tỷ đồng tại NVB.
    Ông Hồ Hùng Anh (MSN): 213 tỷ đồng; bà Nguyễn Hoàng Yến: 294 tỷ đồng
    "Bão" giảm giá cũng không chừa cổ phiếu của Masan. Đóng cửa phiên 20/8, MSN ấn định 101.000 đồng/cp thì đến hôm nay chỉ còn 87.500 đồng, mất đến 13.500 đồng chỉ trong 3 ngày giao dịch.
    Nằm trong Top những nhân vật giàu nhất trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Hoàng Yến, thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Masan đang sở hữu 21.779.528 cổ phiếu MSN. Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan và Chủ tịch HĐQT tại 3 tổ chức NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB), Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương và Công ty TNHH Quản lý Quỹ Kỹ thương sở hữu 15.768.269 cổ phiếu MSN.
    MSN giảm giá mạnh đã khiến tài sản của Yến giảm mất hơn 294 tỷ đồng, của ông Hùng Anh mất đến gần 213 tỷ đồng.
    Bà Mai Kiều Liên (VNM): 15 tỷ đồng
    "Nữ hoàng" ngành sữa Việt Nam, được vinh danh trên Forbes, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Sữa Việt Nam với việc sở hữu 1.510.320 cổ phiếu VNM cũng bị thiệt hại đáng kể. Giá đóng cửa VNM ngày 20/8 là 112.000 đồng/cp thì đến nay còn 102.000 đồng/cp, mất 10.000 đồng/cp. Tổng cộng, bà Liên tổn thất trên 15 tỷ đồng.

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      "Tính cách người Việt theo vùng miền"

      Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

      ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

      Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

      Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

         TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn