Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

10 câu hay nhất trong diễn văn "làm thay đổi thế giới" của Putin

(PetroTimes) - Bài diễn văn của Tổng thống Nga Vladimiar Putin đọc trước quốc hội đã làm cho cả thế giới sửng sốt. Phóng viên hãng tin Mỹ AP ở Ukraine viết "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa". Chúng ta hãy cùng điểm lại những câu từ hay nhất trong bài diễn văn làm lay động cả thế giới này: Tổng thống Nga Putin. 1 - “Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.” 2 - “Trong một vài trường hợp, bạn cần có giấy phép đặc biệt từ chiến binh Maidan để gặp gỡ các Bộ trưởng nhất định trong chính phủ hiện tại. Không phải chuyện đùa - đó là thực tế.” 3 - “Thế nhưng, chúng ta đã được nghe gì từ những người bạn Tây Âu và Bắc Mỹ? Họ nói chúng ta đang vi phạm các tiêu chuẩn l

20 thành ngữ vui bằng tranh khuyên thanh niên

20 thành ngữ vui về thanh niên chuẩn "Trung thực dù đời cơ cực", "Sống nhân ái đời không tê tái" hay "Sáng tạo là suy nghĩ bạo" - đó là những thành ngữ vui trong bộ ảnh "Thanh niên chuẩn" ra mắt nhập dịp 26/3. (Dân trí) - Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và các bạn sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM vừa cho ra đời bộ ảnh "Thành ngữ thanh niên chuẩn" hết sức thú vị. Nhân kỉ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Ban Tuyên giáo TW Đoàn giới thiệu bộ ảnh "Thành ngữ thanh niên chuẩn". Bộ ảnh "Thành ngữ thanh niên chuẩn" gồm 20 bức tranh vẽ chì do thầy giáo "hot boy" Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cùng các bạn sinh viên lớp Tâm lý học K37 trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện; họa sĩ thể hiện là một bạn sinh viên có nghệ danh "Chuối Chan". Bộ ảnh Thành ngữ thanh niên chuẩn được vẽ để minh họa cho 20 câu "thành ngữ" vui đã xuất hiện trong bài hát Thanh niên chuẩn, đây là

Ba Động đâu rồi ?

Bài trên báo Tiền Phong Gia đình ông Phương ở Cồn Nhàn đang dời nhà TP - Nằm kẹp giữa cửa biển sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Trà Vinh hiếm hoi (và cả ĐBSCL) có những giồng cát dài hình vòng cung song song với bờ biển, càng về phía biển càng cao và rộng. Ba giồng cát cuối cùng cao hàng chục mét ở huyện Duyên Hải, làm nên địa danh Ba Động nổi tiếng từ thời Pháp với những bãi biển thơ mộng có các khu nghỉ mát, ngọn hải đăng đầy huyền tích. Nhưng nay, Ba Động lở mất rồi. Bài 1: Bĩ cực nơi chân sóng Kinh hoàng là ấn tượng bao trùm khi giữa tháng 3 này về huyện Duyên Hải, PV  Tiền Phong   không còn thấy những giồng cát kỳ vĩ chục năm trước trải dài mênh mông với rừng phi lao vi vu xanh. Hầu hết đã nằm dưới lòng biển sục sôi, thi thoảng gặp vài cụm phi lao xơ xác. Hàng nghìn hộ dân ở Ba Động đang không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mất đất, mất nhà Giữa trưa nắng như đổ lửa mà gia đình ông Đặng Văn Phương ở khu vực Cồn Nhàn, ấp Mù U, xã Dân Thành (Duyên Hải, Trà Vin

Đột phá nào để cứu nông dân?

 Bài 1:  Làm lúa thôi chạy theo sản lượng Nhiều lúa nông dân thêm vất vả TP - Giảm diện tích, giảm sản lượng để tập trung nâng cao chất lượng hạt lúa. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ĐBSCL có 102 giống lúa, nhưng gạo chưa có thương hiệu. “Cường quốc xuất khẩu gạo” mà trên thị trường, gạo Việt Nam chỉ hàng xá đổ đống, phân loại theo tỷ lệ phần trăm tấm Năm 2014, dự báo của Bộ NN&PTNT, 50% sản lượng gạo ở ĐBSCL (hơn 8,6 triệu tấn) dành cho xuất khẩu. Điều đó cũng đồng nghĩa: liên tục từ năm 1989, nước ta đã rất thành công trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, luôn có dư thừa gạo để tham gia vai trò an ninh lương thực quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả từ xuất khẩu gạo ngày càng thấp khiến Chính phủ và các bộ ngành thấy đã đến lúc cần xem lại vai trò lúa gạo trong động lực phát triển nông thôn giai đoạn mới. Cuộc họp bàn về sản xuất và tiêu thụ lúa ĐBSCL hôm 15/3, ở TP Cần Thơ, có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và nhiều bộ trưởng, lãnh đạo địa phương t

Tạm trữ lúa gạo có lợi cho ai?

Báo Lao Động, Thứ Ba, 18/03/2014 22:18 Trông chờ gì ở những đợt thu mua tạm trữ lúa gạo khi chính sách này chỉ có thể tiêu thụ được 1 triệu tấn so với sản lượng mấy triệu tấn/mùa của nông dân? Chủ thể không được bảo vệ Bắt đầu thu mua tạm trữ lúa gạo Lúa được mùa, được giá Giá cao nhưng lúa ít Hết tháng 3-2014, toàn vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 1 triệu ha lúa với khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã dành 8.000 tỉ đồng tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) trong việc triển khai chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, chính sách này không được kỳ vọng nhiều. Nên hỗ trợ trực tiếp  cho nông dân Thông báo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết giá thành sản xuất bình quân vụ Đông Xuân năm nay vào khoảng 3.769 đồng/kg. Như vậy, để nông dân có lãi 30% thì DN phải mua hơn 4.800 đồng/kg. Ông Lê Văn Lam (ngụ tỉnh Đồng Tháp) cho biết trong vài ngày