Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Định danh gạo Việt

Trần Hữu Hiệp SGGP, thứ ba, 20/01/2015, 02:33 (GMT+7) Không ai có thể phủ nhận kỳ tích của hạt gạo Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Từ một nước thiếu đói ở thập niên 80 thế kỷ trước, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu gạo. Năng suất, sản lượng lúa gạo liên tục tăng trưởng nhanh. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn “cứu nguy” kinh tế đất nước ở những giai đoạn khó khăn. Nhưng đó là kỳ tích đã qua. Thành tích trong quá khứ không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. Hạt gạo Việt với chính sách và đối sách xuất khẩu phập phù đang đứng trước nhiều thách thức mới. Thách thức không chỉ là mối đe dọa do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mà trực tiếp là từ tư duy hoạch định chính sách, do kết nối cung - cầu yếu kém; người trồng lúa ngày càng nghèo đi, tạo ra bất công trong phân công lao động xã hội. Việc nhiều người dân của “vựa lúa quốc gia” miền Tây Nam

Phát triển kinh tế vùng, một nội hàm của tái cơ cấu kinh tế, một nội dung của đổi mới chính trị

Báo Người đại biểu nhân dân, 08:43 | 18/01/2015 Phát triển kinh tế vùng là nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của đất nước, có tính đến các yếu tố đặc thù và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không phải bằng cào bằng, kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng. Những trở ngại để đi tới liên kết vùng đã được nhận diện trên những nét cơ bản. Nhất quyết chúng ta phải vượt qua chúng. Nếu được khởi đầu ngay trong năm 2015. Một đề xuất cách đây 25 năm Báo cáo tổng hợp của Chương trình khoa học cấp nhà nước  Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long  (Chương trình 60-B)(1), phát triển kiến nghị  cần có một chính sách phát triển kinh tế vùng cho đồng bằng sông Cửu Long,  mà Chương trình đã đưa ra năm 1986, đã đề ra  tám quan điểm phát triển kinh tế vùng  ĐBSCL (2) , và một số  gợi ý về biện pháp  nhằm thực hiện  Chiến lược

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu tính liên kết trong phát huy lợi thế vùng

Báo Tin tức, TTXVN,  Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được triển khai nhưng thu lại kết quả không cao. Nguyên nhân là do tính liên kết vùng chưa được thực hiện chặt chẽ, cụ thể thiếu liên kết giữa các địa phương trong việc thực hiện chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng - kinh tế phục vụ sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu… Yêu cầu liên kết vùngLiên kết vùng ĐBSCL được đề cập đến từ lâu, trong thực tế việc liên kết vùng đã thực hiện thông qua một số mô hình: mô hình cánh đồng liên kết của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Võ Thị Thu Hà; mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín của Công ty Thủy sản Hùng Vương, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Tuy nhiên, sự liên kết này chưa đạt yêu cầu, việc nhân rộng còn hạn chế do chưa có sự nhất quán, định hướng, quản lý và tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho các mô hình phát triển. Theo GS.TSKH Nguyễn

Tái cơ cấu nông nghiệp- nhìn từ vựa lúa đồng bằng

Kỳ cuối: Tái cơ cấu song song phát triển thị trường Kỳ 1: Cánh đồng lớn trong tái cơ cấu nông nghiệp Theo các chuyên gia, trong tái cơ cấu NN phải xác định thị trường để định hướng chuyển đổi sản xuất hiệu quả. Thiếu tổ chức sản xuất, nông dân mạnh ai nấy chạy theo phong trào mà không biết rõ thị trường tiêu thụ, nhu cầu như thế nào, nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ lặp đi lặp lại. Tái cơ cấu nông nghiệp (NN) để phát triển bền vững, theo các chuyên gia, ĐBSCL phải đổi mới phương thức phát triển NN, tái cơ cấu phải song song phát triển thị trường và cần đặt trong mối tương quan liên kết vùng. Xác định thị trường GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân- chuyên gia cao cấp Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, cho rằng những tồn tại lớn hiện nay của ngành NN, đó là: xuất khẩu gạo, cà phê và nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nhưng đứng hàng cuối về giá xuất. Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và cạnh tranh của thịt, trứng, sữa nh

Thư viện VideoClip: Đô thị ĐBSCL trước tác động của BĐKH

Thư viện VideoClip: Tham vấn Báo cáo nền tác động các đập thủy điện trên...

Thành lập Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm

Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 24/12/2014 (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm  giao  Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm và quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong các vùng Kinh tế trọng điểm theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phó Thủ tướng yêu cầu thành lập Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm của từng vùng với thành viên là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm. Chủ tịch Hội đồng vùng do các thành viên Hội đồng đảm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo hình thức luân phiên với nhiệm kỳ từ 1-2 năm; riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu cơ cấu phù hợp với sự tham gia của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vào Hội đồng vùng trên cơ sở sự thống nhất của các địa phương trong vùng này. Bộ phận g

Ngắm cơ thể nở hoa

Cám ơn TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL đã link ảnh, cho "ngắm hoa" Nữ nghệ sỹ 25 tuổi đến từ Los Angeles (Mỹ) Cecelia Webber mới đây đã thực hiện một bộ ảnh chân dung nude vô cùng đặc biệt. Cecelia Webber “khái niệm hóa” cơ thể người, biến cánh tay trở thành “hạt giống”, đôi chân trở thành lá cây hoặc đóa hoa. Những bông hoa nở tung rạng rỡ trong bộ ảnh này đều được ghép từ hàng vạn bộ phận, thân thể người mẫu nude. Mỗi tác phẩm tiêu tốn thời gian hơn 2 tháng mới hoàn thành. Trong đó, phần lớn thời gian Cecelia dùng để chụp lại từng động tác của người mẫu khỏa thân. Sau đó, cô đưa vào máy tính và thực hiện công tác hậu kỳ. Mặc dù mầu sắc, hình thái tác phẩm có nhiều khác biệt so với bên ngoài nhưng tấm ảnh hoàn thành sau cùng vẫn mang đến cảm giác ấn tượng mạnh mẽ. Cecelia thường dùng 50 tấm hình về 1 động tác để hợp thành 1 bức tranh “động