Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2015

Tuần lễ du lịch xanh vùng ĐBSCL 2015: 3 vấn đề đột phá trong liên kết

Báo Văn hóa Onlines, ngày (01/07/2015) VH- Ngày 29.6 tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ VHTTDL và UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL năm 2015 với sự tham gia của đại diện sở, ngành du lịch các tỉnh, thành khu vực phía Nam, đông đảo các đơn vị lữ hành trong cả nước... Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Dương Quốc Xuân và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chủ trì sự kiện. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch VN, thời gian qua hoạt động du lịch ĐBSCL phát triển khá sôi động với tốc độ tăng trưởng bình quân năm luôn đạt trên hai con số. Năm 2014, cả vùng đã đón 22,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,83 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu nhập của ngành đạt khoảng 6.360 tỉ đồng, tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho xã hội, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Cần huy động các nguồn lực xã hội hóa để phát triển hạ tầng du lịch Với chủ đề “Miền Tây xanh”, đêm 29.6, tại TP Cần Thơ đ...

Du lịch ĐBSCL: Tiềm năng lớn, thách thức nhiều

Báo Đầu tư Tài chính, SGGP Năm 2014, ĐBSCL đón khoảng 22,5 triệu lượt khách, tăng 8,29% so với năm 2013. Trong đó, khách quốc tế trên 1,8 triệu lượt, tăng 10,21%, doanh thu trên 6.360 tỷ đồng, tăng 23,7%. Du lịch ĐBSCL đã có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và đang từng bước hướng đến một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Hạ tầng thấp, sản phẩm du lịch trùng lắp ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch khi có cảnh quan thiên nhiên phong phú, nhiều nét văn hóa đặc sắc, người dân hiền hòa, mến khách đã hình thành nét đặc thù riêng cho ngành du lịch như: du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và biển đảo. Đó là sinh cảnh đất ngập nước nội địa vùng trũng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp - Long An); sinh cảnh đầm nước nội địa trên than bùn U Minh (Kiên Giang - Cà Mau), sinh cảnh đất ngập nước ven biển (Cà Mau - Bạc Liêu) đã tạo nên sinh thái đặc thù của châu thổ. Các sinh cảnh trên gắn liền với các vườn quốc gia Tràm C...

Khơi thông điểm nghẽn vận tải thủy miền sông nước

Trần Hữu Hiệp Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thứ Ba,  21/7/2015, 08:56 (GMT+7) Dù có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng thời gian qua giao thông thủy ĐBSCL vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Ảnh: TRẦN HỮU HIỆP (TBKTSG) - Giao thông bộ và hàng không ở ĐBSCL được xem là “mảng sáng” đầu tư thời gian qua, nhưng giao thông thủy, mặc dù có nhiều lợi thế cạnh tranh, lại chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Nhiều lợi thế chưa được phát huy Một năm sau hội nghị Nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa vùng ĐBSCL do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức tại Cần Thơ với nhận định ngành này còn nhiều tiềm năng, lợi thế: tiện dụng, giá rẻ, cạnh tranh... đến nay tiềm năng vẫn chưa được đánh thức, vận tải thủy của vùng sông nước đồng bằng vẫn cần được khơi thông mạnh mẽ hơn nữa để vượt qua điểm nghẽn. Cùng với nguồn nhân lực và thủy lợi, phát triển hạ tầng giao thông được xác định là một trong ba khâu đột phá trong phát triển vùng thời gian qua. Giao thông vận tả...

Nghĩ về một Bảo tàng Nông nghiệp Việt Nam

Bài trên trang TỔ QUỐC ngày 15-5-2012 Các bảo tàng này đã phát huy tác dụng tích cực đối với cuộc sống góp phần bảo lưu, gìn giữ và nhân lên giá trị văn hóa dân tộc được đông đảo người tham quan mến mộ và khâm phục, học tập đem lại những giá trị văn hóa và kinh tế thực sự. Song dường như có một đất trống, không muốn nói là khiếm khuyết chúng ta chưa có một Bảo tàng Nông nghiệp để bảo lưu, tôn vinh, phát huy những giá trị văn minh vật chất mà người Việt đã sáng tạo hơn 4000 năm qua. Nguyễn Hữu Ngôn (Toquoc)- Một đất nước có tới 90% dân số là nông dân, là xứ sở của nền văn minh lúa nước, đầy tiềm năng về kinh tế nông nghiệp, hiện đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã ghi đậm dấu ấn đóng góp vô bờ bến của người nông dân. Vì lẽ đó, cũng đã là muộn khi nghĩ đến công trình xây dựng một Bảo tàng Nông nghiệp Việt Nam. Đông Nam Á là khu vực ...

Thương hiệu du lịch

Liên kết để phát triển du lịch xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long

Vietnam+ Cập nhật: 30/06/2015 Ngày 29/6, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2015.  Theo ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2015 là một trong 8 hoạt động chính của Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long 2015 diễn ra tại Cần Thơ.  Hội thảo nhằm thúc đẩy liên kết phát triển du lịch xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững với trọng tâm là phát triển du lịch xanh góp phần tích cực vào nỗ lực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan. Theo ông Vương Duy Biên, thời gian qua, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất sôi động với tốc độ phát triển bình quân trên 2 con số. Năm 2014, toàn vùng đã đón trên 1,8 triệu ...

Phát triển du lịch xanh: Để hút khách, phải có sản phẩm đặc thù

Huỳnh Xây – Hồng Cẩm   Báo Dân Việt, 30 tháng 6 - 2015 Tối 29.6, Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL năm 2015 ( Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Bộ VHTTDL tổ chức) đã khai mạc tại TP.Cần Thơ. Sáng cùng ngày, hội thảo “Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL” đã được tổ chức. Trùng lặp tour, tuyến khiến khách nhàm chán Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), từ năm 2006 đến nay, tình trạng hoạt động du lịch của ĐBSCL vẫn không có gì thay đổi. Số khách du lịch đến và tổng thu nhập du lịch của vùng còn thấp. Cụ thể như năm 2013, toàn vùng đón được trên 1,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế (chỉ bằng 8,3% tổng lượt khách du lịch quốc tế đi lại trong cả nước) và trên 9,8 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 5,8% tổng số khách du lịch nội địa của cả nước). Theo đó, tổng thu nhập từ du lịch của vùng đạt 5.144 tỷ đồng (bằng 2,7% tổng thu nhập du lịch cả nước). Du khách quốc tế tham quan chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ.   Ảnh:   ...

Cần có “nhạc trưởng” để điều phối du lịch ĐBSCL

Báo Đầu tư ngày 30-6-2015 Phú Khởi Đó là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra ngày 29/6, tại TP. Cần Thơ. Hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND TP. Cần Thơ tổ chức. Hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL 2015 là một trong 8 hoạt động chính của Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL diễn ra tại TP.Cần Thơ. ĐBSCL được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch nhất là du lịch xanh, du lịch sinh thái, tuy nhiên thời gian qua sự phát triển du lịch ở đây chỉ là tự phát, mạnh ai nấy làm nên có nhiều sản phẩm trùng lắp, kém hấp dẫn du khách. Để khắc phục hạn chế này thì cần có “nhạc trưởng” để “phân vai” cho các địa phương phát triển du lịch. Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ  Kinh tế , Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để du lịch xanh ĐBSCL phát triển thì ngoài việc xúc tiến thành lập Ban điều phối còn cần sớm triển khai thực hiện Đ...