Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Cần Thơ: Thành phố công nghiệp trước năm 2020

Trần Hữu Hiệp Báo Công thương, ngày 26/08/2015 Cần Thơ hướng đến mục tiêu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 trong khi quỹ thời gian vật chất chỉ còn hơn 4 năm nữa. Làm gì để về đích, trở thành thành phố đồng bằng, cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, đang là thách thức lớn mà "Tây Đô" phải vượt qua. Một góc thành phố Cần Thơ "Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020” là mục tiêu được xác định tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị. Nhưng đến nay vẫn chưa có một bộ tiêu chí chính thức để đánh giá, công nhận một tỉnh công nghiệp hay thành phố công nghiệp. Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lập Báo cáo nghiên cứu Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam, gồm 18 chỉ tiêu, được chia thành 2 nhóm: Kinh tế (6 chỉ tiêu) và nhóm văn hóa, xã hội, môi trường (12 chỉ tiêu). Theo đó, việc xác định tỉnh công nghiệp không nhất thiết phổ cập ch...

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

TBKTSG, Thứ Hai,  28/9/2015, 14:56 (GMT+7) Nguyễn Vạn Phú Nhắc nhở này là nhắm tới các hiểu nhầm mà các phóng viên trẻ thường mắc phải nếu như phóng viên không biết hay quên đi chính độc giả, chính lực lượng người đọc đông đảo của tờ báo là sức mạnh nội tại, tạo nên một trọng lượng, một tầm cỡ, một mức ảnh hưởng cho một tờ báo. Người phóng viên không là gì cả nếu anh chỉ biết có anh; còn ngược lại, khi anh nhận sự tin cậy, giao phó của độc giả để truy tìm thông tin, anh không còn chỉ là một con người cụ thể mà anh là đại diện cho cả triệu người đọc khác. (TBKTSG Online) - Một câu hỏi những người làm báo lâu năm thường đem ra để "truy bài" các phóng viên mới vào nghề: Dựa vào đâu để một tờ báo xây dựng sức mạnh cho mình? Hay nói cách khác, ai làm nên tên tuổi, uy tín và trọng lượng một tờ báo? Chính vì thế một người bạn không ở trong ngành báo, sau khi đọc  tin về đề án quy hoạch báo chí  mới gọi điện nói: "Tôi thấy đề án ghi rất chi tiết, ...

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

Báo Cần Thơ, Thứ năm, 21/05/2015 Tác động của suy thoái kinh tế, việc giữ vững đà tăng trưởng là thách thức rất lớn cho các địa phương. Năm qua, TP Cần Thơ được cộng đồng doanh nghiệp (DN) thành phố đánh giá có nhiều chuyển biến trong cải thiện môi trường kinh doanh, các chương trình hỗ trợ DN đạt nhiều kết quả thiết thực. Đẩy mạnh hỗ trợ nhà đầu tư Môi trường kinh doanh được cải thiện, DN ổn định sản xuất sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương. Lẽ đó, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và các địa phương đã thực hiện rất nhiều chính sách, chương trình đi kèm với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tạo môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng. Tại TP Cần Thơ, UBND thành phố đã triển khai nhiều Chương trình, Kế hoạch và văn bản điều hành, thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, minh bạch, thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, ...

VTC16: BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VN: THẬT GIẢ LẪN LỘN

Liên kết vùng từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long

Báo Công an nhân dân, 07:27 24/09/2015 Trần Hữu Hiệp Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nội dung: “Sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng”. Điều 52 Hiến pháp năm 2013 cũng xác định yêu cầu “thúc đẩy liên kết kinh tế vùng”. Việc đưa “liên kết vùng” vào Hiến pháp và “điều phối liên kết vùng” vào dự thảo Văn kiện Đại hội lần này là kết quả tổng kết thực tiễn, kiểm nghiệm và phát triển lý luận về phát triển vùng, liên kết vùng thời gian qua, cần được thảo luận, thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện Nghị quyết sắp tới. Liên kết vùng – mệnh lệnh thực tiễn và yêu cầu hội nhập Liên tục trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X và XI đều có nội dung “phát triển vùng, lãnh thổ”. Cương lĩnh Đại hội Đảng XI (năm 2011) nêu định hướng lớn về phát triển vùng. Chiến lược phát triển KT-XH đất nước, giai đoạn 2011-2020 cũng có những nội dung định hướng phát triển vùng và liên kết vùng. ...

Ô Môn hội tụ

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 31/08/20 15 "Chiều về, thuyền bồng bềnh trên dòng sông êm trôi/ Em ngắm đôi bờ bâng khuâng trong lòng em chiều nay/ Xa xa cánh cò trắng bay… ". Ô Môn quê tôi. Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu bằng những câu ca mượt mà, man mác. Nơi đó, một cửa ngõ Đông Bắc của Cần Thơ - Tây Đô hôm nay. Nơi có một phường mang tên nhà cách mạng Châu Văn Liêm, là 1 trong 5 người cùng với Nguyễn Ái Quốc tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng Việt Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc). Một khúc sông quê - Ô Môn Ô Môn quê tôi. Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu bằng những câu ca mượt mà, man mác Dòng sông hội tụ tinh hoa Ô Môn xưa bao gồm cả làng Thới Thạnh (xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ), là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra rất sớm. Lịch sử còn ghi ...

Lào 'quyết' thủy điện Don Sahong: Việt Nam không bỏ cuộc

Báo Đất Việt, ngày 10-9-2015 ( Quan điểm ) - Quốc hội Lào đã chính thức phê chuẩn kế hoạch xây dựng dự án đập thủy điện Don Sahong, Việt Nam phải kiên trì bảo vệ quyền lợi quốc gia. Thủy điện Don Sahong: Lựa chọn của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia Thủy điện Don Sahong: Các nước lớn tiếp tục lên tiếng Ths. Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế - xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) đã khẳng định với Đất Việt thông tin Quốc hội Lào đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng dự án đập thủy điện gây tranh cãi Don Sahong . Lợi ích sống còn của quốc gia Theo truyền thông, dự kiến, con đập này sẽ bắt đầu được xây dựng trước cuối năm nay sau hàng loạt phản ứng của các nước như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan cũng như các tổ chức quốc tế WWF, IUCN. Dự án thủy điện Don Sahong là một phần quan trọng trong mục tiêu của Chính phủ Lào với mong muốn có thêm một nguồn doanh thu lớn từ việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng. Trước đó 3 nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từng lên t...

Gỡ thế bí cho gạo Việt

Báo Người Lao Động, 09/09/2015 21:56 Ở lĩnh vực xuất khẩu, gạo Việt Nam đã bị các “đối thủ” qua mặt vì thiếu thương hiệu cạnh tranh. Nếu không sớm tìm được phương án tối ưu thì chúng ta sẽ bị lép vế trên thị trường gạo thế giới Myanmar và Campuchia hiện đã qua mặt Việt Nam khi xuất khẩu được nhiều loại gạo thơm với giá rất cao sang thị trường khó tính như Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ... Sức ép lớn từ bên ngoài Cụ thể, Myanmar có 2 loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San, trong đó Paw San được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới, giá xuất khẩu khoảng 900 USD/tấn. Campuchia có gạo lài, còn gọi là gạo Phka Romdoul, cũng được bình chọn là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới. Việt Nam thì đến nay vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia. Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắp tới, gạo Việt sẽ phải chịu rất nhiều sức ép về giá, sản lượng và chất lượng. Nhiều nước xuất khẩu gạo đã xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, bảo đảm chất lượng nên gặt hái lợi nhuận khá c...