Chuyển đến nội dung chính

Sụt lún, nước lên và mạnh ai nấy lo


Trần Hữu Hiệp
Đợt triều cường lịch sử nửa đầu tháng 10 năm nay làm ngập nhiều khu vực đô thị ở ĐBSCL.
Đã qua thời đợi mùa nước nổi hằng năm mang theo bao sản vật trời cho của dòng Mê Kông, người dân ĐBSCL nay phải căng mình ứng phó, xoay chuyển đảo chiều từ khô hạn đến ngập sâu.
 

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng không còn là dự báo trong kịch bản mà đã hiển hiện ở ĐBSCL. Trận hạn mặn lịch sử năm 2016, thời tiết thay đổi thất thường và tần suất các vụ sạt lở bờ sông diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, sụt lún nền đất như "kẻ thù giấu mặt" đang làm cho ĐBSCL "chìm dần", rất cần những nghiên cứu bài bản để góp phần lý giải cho tình trạng khu vực đô thị, nông thôn bị ngập sâu cục bộ năm sau cao hơn năm nước. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ sụt lún ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn (trung bình 1,1cm/năm), có nơi 2,5 cm/năm, cao hơn 10 lần so tốc độ nước biển dâng. Mực nước ngầm ở một số nơi đã hạ thấp hơn 5 m.
Thất thường của thủy văn biểu hiện qua tình trạng trong khi nhiều nơi ở hạ lưu sông Tiền, sông Hậu ngập sâu, vượt mức báo động III thì mực nước thượng nguồn sông Mê Kông chưa đến mức báo động. Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, mực nước thực đo ngày 9-10 tại trạm Kratie (Campuchia) là 14,11 m, còn thấp hơn nhiều so mức báo động I là 22 m và đang xuống. Trong khi đó, mực nước trên sông Hậu tại TP Cần Thơ ngày 10-10 là 2,23 m, vượt báo động III 0,33 m; Long Xuyên: 2,67 m; Cao Lãnh: 2,4 m; Mỹ Thuận: 2,08 m.
Nguyên nhân ngập lụt đô thị có phải chỉ do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nước đầu nguồn đổ về nhiều hay do sụt lún đất và chính hành động của con người đã kéo mực nước lên, tạo ra tác động tích lũy?
Nước bị cướp mất không gian. Yêu cầu "dành không gian cho nước" để nước không giành chỗ của con người càng trở nên bức xúc hơn đối với các đô thị. Khi một con đường được tôn nền, khu đô thị mới xuất hiện lại gây ngập nặng nhiều đường phố và khu dân cư khác. Mặt trái của hệ thống đê bao khép kín, công trình giao thông đã thành vật cản làm thay đổi cơ chế dòng chảy các con sông, tạo ra hiện tượng thất thường của thủy văn. Các "túi chứa nước" vốn được điều tiết tự nhiên hàng ngàn năm qua ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên bị phá vỡ. Nhiều kênh rạch tự nhiên bị xóa sổ nhường chỗ cho công trình xây dựng.
Rõ ràng, chống ngập rất cần những giải pháp công trình, kỹ thuật. Việc kiểm soát lũ, triều cường bằng hệ thống đê, cống đồng bộ, trạm bơm, hệ thống thoát nước là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn vẫn là cái gốc tư duy, theo cách tiếp cận vùng, không cục bộ địa phương, tránh xung đột lợi ích, đô thị gắn với nông thôn. Tư duy quy hoạch tích hợp theo không gian vùng, tiểu vùng và liên kết đòi hỏi phải thực thi mệnh lệnh liên kết vùng. Mạnh ai nấy làm, địa phương nào biết địa phương đó, ngành nào biết ngành đó không còn phù hợp trước tính khí thất thường của thời tiết, thủy văn. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ …”.   Nhớ Cần Thơ phố thời bao