NLĐ-06-02-2023 - 08:00|Góc nhìn
Trần Hữu Hiệp
Thị trường du lịch cả nước
được mở ra, các chuỗi giá trị ngành du lịch được phục hồi sau 2 năm bị đứt gãy
do đại dịch COVID-19 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
đang tạo ra không gian phát triển mới cho các sản phẩm OCOP ("mỗi xã 1 sản
phẩm").
Trong
bối cảnh du lịch cả nước mở cửa sớm, dù có nhiều khởi sắc song ngành du lịch
Việt Nam năm qua tăng trưởng chưa như kỳ vọng thì các sản phẩm OCOP là mảng màu
sáng của bức tranh du lịch và nông thôn cả nước.
Đặc
sản địa phương, vùng miền và cấp quốc gia trong chương trình OCOP đã góp phần
khơi dậy tiềm năng, lợi thế, phát huy giá trị văn hóa bản địa. Sản phẩm làng
nghề và dịch vụ du lịch của làng xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, hệ
sinh thái bền vững trở thành các "đại sứ" chuyển tải những câu chuyện
văn hóa, du lịch của địa phương.
Sản
phẩm OCOP liên quan du lịch nông thôn còn nhiều dư địa phát triển nhưng cũng
đang đứng trước nhiều thách thức. Cần tránh tình trạng hình thức, phong trào vì
thực tế đã xuất hiện các sản phẩm cẩu thả, chỉ chú trọng gắn mác.
Du
lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có khả năng tích hợp các giá trị từ kinh tế,
văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường sinh thái đến "bếp ăn". OCOP
phải trở thành một phần thú vị trong các sản phẩm du lịch của mỗi chuyến đi và
điểm đến của du khách.
Muốn vậy,
cần tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; chú trọng đánh giá, phân hạng
sản phẩm trước và sau khi được công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các chủ thể đối với người tiêu dùng. Cần có thêm nhiều quy định chặt chẽ,
chế tài nghiêm khắc hơn về trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu, cơ
sở kinh doanh du lịch, các điểm đến nếu để xảy ra tình trạng sản phẩm OCOP giả
mạo, kém chất lượng.
Sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã cung cấp các nền tảng công
nghệ tốt hơn cho nhiều ứng dụng số. Theo đó, cần sử dụng rộng rãi công nghệ số,
mã vạch giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm OCOP. Sớm xây dựng, ban hành, ứng dụng rộng rãi bộ công cụ chuẩn hóa
quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.
Triển
khai chương trình OCOP trong thời gian tới cần bảo đảm chất lượng; xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm gắn với việc phục hồi và phát triển các không
gian du lịch, sản phẩm du lịch và xây dựng nông thôn mới thực chất. Cần phát
huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh
thái của từng địa phương, vùng miền.
Ngành
du lịch cần liên tục làm mới sản phẩm, dịch vụ. Để đẩy mạnh các hoạt động liên
kết không gian du lịch, sản phẩm du lịch an toàn, cần sự hợp tác, chia sẻ, khai
thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch của từng địa phương gắn với chương trình
OCOP và nông thôn mới.
Bản
thân mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh phải chủ động xây dựng và triển
khai các phương án hoạt động tốt nhất, chuẩn bị các gói sản phẩm dịch vụ du
lịch và OCOP chất lượng. Cách tiếp cận phù hợp, giải pháp khả thi, tạo môi
trường an toàn, chỉ đạo sát sao, có sự đồng thuận của người dân là cách thức
thổi hồn văn hóa bản địa, giá trị kinh tế vào các sản phẩm OCOP trong không
gian du lịch và nông thôn mới.
Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp
https://nld.com.vn/goc-nhin/du-lich-voi-san-pham-ocop-20230205220451695.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét