Trần Hữu Hiệp
PhunuTPHCM - 25/05/2023 - 06:25
PNO - 70 - 80% nông sản đến tay người tiêu dùng vẫn ở dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị gia tăng thấp.
Nông sản Việt đã vươn ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều nông sản từ đường tiểu ngạch, lệ thuộc nước nhập khẩu đã đi bằng đường chính ngạch, vào các kênh tiêu thụ chính thức và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng ở những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… Ở trong nước, có nhiều nông sản tươi ngon, nhiều loại nông sản chế biến với bao bì, mẫu mã thu hút hơn, chất lượng tốt hơn, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Trái cây Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới
Nguồn cung nông sản đa dạng, phong phú với sản lượng từ vài triệu đến hàng chục triệu tấn mỗi năm. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản tỉ đô ngày càng nhiều. Năm 2022, xuất khẩu nông sản xác lập kỷ lục mới với doanh thu hơn 53,2 tỉ USD, vượt xa mốc kỷ lục từng xác lập năm 2021.
Tuy nhiên, nông sản chế biến - đặc biệt là chế biến sâu - chiếm tỉ lệ còn thấp. 70 - 80% nông sản đến tay người tiêu dùng vẫn ở dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Nông dân sản xuất trong điều kiện mù mờ thông tin thị trường, mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản chưa chặt chẽ, đặc biệt là ở 3 khâu then chốt gồm sản xuất nguyên liệu, công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản. Mặc dù nhận thức được rằng “chế biến sâu là chìa khóa phát triển các ngành hàng nông sản” nhưng các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn về số lượng, chất lượng để chọn lựa công nghệ, cách tổ chức sản xuất để chế biến sâu.
Hệ thống dịch vụ hậu cần (logistics) còn nhiều hạn chế, chi phí cao; nguồn lao động qua đào tạo còn ít nên việc đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa cao. Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; nguồn lực để triển khai các chính sách đã ban hành còn hạn chế.
Để nâng tầm nông sản Việt, phát triển ngành hàng chủ lực như thủy sản, hải sản, lúa gạo, trái cây một cách bền vững, cần kết nối chặt chẽ giữa các mắt xích trong các chuỗi giá trị ngành hàng từ đầu vào đến đầu ra, từ sản xuất nông nghiệp đến các ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, logistics.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, GPS, ứng dụng viễn thám, điện toán đám mây, mạng internet tích hợp, điện thoại thông minh, thương mại điện tử… đã cung cấp các nền tảng công nghệ tốt để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng nông sản; các kênh tiêu dùng hiện đại cũng chắp thêm cánh cho việc đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu.
Chế biến sâu chính là chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt và cũng là lời giải cho bài toán “trúng mùa mất giá”. Dư địa tăng trưởng giá trị nông sản còn nhiều nhưng chưa được khai thác hiệu quả thông qua chế biến sâu. Vì vậy, cần các giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần và công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành chế biến đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành. Do đó, rất cần quan tâm đầu tư, phát triển 3 khâu then chốt sau:
Một là, tập trung xây dựng vùng nông sản đảm bảo về sản lượng, chất lượng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu chế biến sâu. Vùng trồng phải đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc nông sản sạch, nuôi dưỡng niềm tin của người tiêu dùng.
Hai là, triển khai chương trình đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, tích hợp đa giá trị, phát huy tính đổi mới sáng tạo, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, tạo ra sản phẩm mới từ chế biến sâu. Để tránh dàn trải, cần tập trung cho các nông sản chủ lực như thủy sản, trái cây, lúa gạo.
Ba là, xây dựng và phát triển các kênh tiêu thụ nông sản chế biến sâu gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản quốc gia, vùng miền và địa phương.
https://www.phunuonline.com.vn/che-bien-sau-de-nang-tam-nong-san-viet-a1492375.html
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét