Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Kiên quyết không trình Chính phủ các dự thảo chưa thẩm định

Báo Tuổi Trẻ thứ năm, ngày 15-8-2013 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ Tư pháp là “người gác cổng”, có trách nhiệm thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình và dự thảo nghị định, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Chính phủ và Thủ tướng. Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng trước khi dự thảo văn bản được chính thức trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành văn bản. Với tầm quan trọng to lớn như vậy nhưng theo ý kiến của nhiều đại biểu, hiện nhiều bộ ngành khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn xem nhẹ công tác thẩm định, coi đó chỉ là thủ tục “cần phải có”. Riêng Bộ Tư pháp với vai trò là “người gác cổng” vẫn còn lúng túng ngay cả trong khâu cân nhắc trình độ của cán bộ thẩm định. Cần dũng cảm từ chối... thẩm định Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng công tác thẩm định văn bản quy phạ...

Phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Nam Bộ: Cần bám sát nhu cầu thực tế

Báo Tin Tức, TTXVN Đồng bằng Sông Cửu Long được xem là vùng trũng về giáo dục. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực này đang cao thứ nhì cả nước, trong đó sinh viên ra trường không có việc làm chiếm khá lớn. Điều này cho thấy, việc đào tạo đang lệch hướng, dẫn đến tình trạng nhân lực thiếu vẫn thiếu nhưng thừa vẫn thừa… Còn nhiều bất cập Nói đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là “vùng trũng về giáo dục” tại thời điểm hiện nay có thể bị xem là khiên cưỡng, khi hầu hết các tỉnh đều có trường đại học, nguồn cử nhân được đào tạo chính quy hàng năm phải chờ việc làm, đang thất nghiệp rất nhiều. Chỉ tính riêng tỉnh An Giang, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh hiện có khoảng 300 cử nhân chưa có việc làm, trong đó phần lớn là cử nhân sư phạm, tập trung ở bậc trung học phổ thông. Để giải quyết vấn đề này, từ đầu năm học 2012-2013, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang đã tăng cường tuyển dụng và bố trí các cử nhân thất nghiệp vào làm cô...

ĐBSCL: liên hoàn nhiệt điện – than – luồng và cảng

Trần Hữu Hiệp Đầu tháng 8-2013, Tập đoàn Toyo Ink (Malaysia ) và Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đã ký biên bản ghi nhớ dự án n hiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD, công suất dự kiến 2.000 MW, gồm hai tổ máy có công suất 1.000 MW, được xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang . Tổ máy thứ nhất của n hà máy n hiệt điện (NMNĐ) S ông Hậu 2 sẽ được vận hành vào quý IV/2021 và toàn bộ NM sẽ đi vào hoạt động vào quý II/2022 , sử dụng nguồn than nhập khẩu. Các NMNĐ ở ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp điện cho vùng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhưng t heo Quy hoạch điện VII, các NMNĐ khu vực này chủ yếu sử dụng nhiên liệu than. Trong đó, một số NMNĐ đã được khởi công xây dựng như Duyên Hải 1 và 2 (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), cấp điện từ năm 2015. Theo Bộ Công thương, đến nay, nước ta phải nhập khẩu khoảng 46 - 77 triệu tấn than/năm và đến 2020 là 140 - 196 triệu tấn/năm. Chỉ riêng các...

Về miền Tây săn sản vật mùa lũ

Thứ Năm, 08/08/2013 16:15 (NLĐO)- ĐBSCL đang bước vào mùa nước nổi. Đây cũng là thời điểm những sản vật của thiên nhiên bắt đầu rộ. Bông điên điển vào mùa Xuất hiện cá linh non ở đầu nguồn Mùa bông điên điển Về miền Tây mùa này du khách sẽ tha hồ tứa nước miếng, bụng cồn cào với nồi lẩu bông điên điển, tô canh chua măng núi bốc khói cùng nồi cá linh kho lạt có vắt nước cốt trái chúc...ăn cùng bông súng, rau dưa, rau nhút... Để có được những sản vật của thiên nhiên ban tặng, người dân địa phương từ lớn đến bé đã phải trầm mình, phơi nắng và rát với gió đồng để kiếm sống, mưu sinh mùa nước nổi.   Thu hoạch bông điên điển đầu mùa lũ. Đây là loại hoa gắn liền mùa nước nổi với các món bông điên điển xào tép, nấu canh chua cá linh, hoặc dùng làm rau sống ăn kèm trong các bữa cơm gia đình. Đặc biệt, nếu ăn kèm với món cá linh non kho lạt, kho mắm thì không gì sánh bằng Dân nghèo vùng biên được mùa bông súng đồng Để có được những cọng ...

860 triệu USD xây đường nối TP HCM với Đồng bằng SCL

Với con đường mới này, dự kiến thời gian di chuyển từ TP HCM đi Long Xuyên sẽ rút ngắn xuống còn 2,5 tiếng.     Đề xuất làm đường cao tốc trên không     Gọi vốn ngoại cho đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa cho biết sẽ cho Việt Nam vay 410 triệu USD thực hiện dự án đường cao tốc huyết mạch thứ hai nối TP HCM với Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực ven biến phía Nam. Dự án này bao gồm 2 cây cầu dây văng với tổng chiều dài 5km và các tuyến đường kết nối và đường dẫn với tổng chiều dài 26km. Tuyến đường sẽ chạy qua ranh giới các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp đến khu vực phía Tây của Đồng bằng sông Cửu Long. Với hai cây cầu và tuyến đường mới, thời gian di chuyển từ TP HCM đi Long Xuyên sẽ được rút ngắn từ 3,5 xuống còn 2,5 tiếng. Thời gian đi từ bến phà Cao Lãnh đến bến phà Vàm Cống từ 1,5 tiếng rút còn 30 phút. Quãng đường giữa Cao Lãnh và Long Xuyên sẽ giảm từ 35,4 km xuống 29 km. Tuyến cao tốc này dự kiến đ...

Khám phá “tứ linh” du lịch đồng bằng sông Cửu Long

VnExpress Mệnh danh là tứ linh của miệt vườn, cồn Long - Lân - Quy - Phụng tạo nên một bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá miền Tây. Cùng nằm giữa sông Tiền, nhưng cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, trong khi cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Hồ Chí Minh, đi 70km theo hướng quốc lộ 1A, du khách sẽ đặt chân đến cây cầu dây văng lớn thứ 3 của đồng bằng sông Cửu Long nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre mang tên Rạch Miễu. Cây cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Ảnh: dulichbentre Từ đây nhìn về phía Đông, bạn sẽ bất ngờ trước bát ngát của một vùng sông nước xuất hiện ngay trước mắt. Đó là hình ảnh của “tứ linh” với 4 cồn Long, Lân, Quy, Phụng cùng nổi trên sông. Nếu cồn Lân, cồn Phụng ở thế đối xứng “long chầu” trong cung đình thì cồn Quy, cồn Long lại nên thơ, hiền hòa như con nước...

Chiến lược biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

12/08/2013 09:00  |  Xã hội Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là thầy giáo dạy sử - địa.  » Đồng đội không quân hàm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp » Chuyện ít biết về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp » 'Sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tốt' Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế. Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành. Tầm nhìn trong giải phóng các đảo ở Biển Đông Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các ...