Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thế nào là 'ăn mặc phản cảm'?

Rất nhiều quy định chế tài những hành vi  ăn mặc phản cảm , hở hang, thế nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng như thế nào là ăn mặc "phản cảm" và như thế nào là "không đúng thuần phong mỹ tục”.  >> Lập biên bản vì quay clip 'Anh không đòi quà >> Khó xử phạt hành vi 'cởi đồ khoe thân'? Ngày 17.12, thông tin từ Công an P.Hưng Phú, Q.Cái Răng (TP.Cần Thơ) cho biết công an phường này đã lập biên bản  xử phạt  về hành vi vi phạm quy định nếp sống văn minh theo điều 10, Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ đối với N.T.T.D (16 tuổi), là nhân vật chính cởi bỏ quần áo ngoài trong video clip Anh không đòi quà (Thanh Niên ra ngày 17.12 đã thông tin). Câu chuyện này đã thu hút sự quan tâm của dư luận nhiều ngày qua bởi dường như lâu nay chỉ thấy những nghệ sĩ trên sân khấu bị dính lỗi này, còn “người ngoài đời” thì chưa. Và đây có thể là trường hợp đầu tiên.  “Quần chúng cũng phải phạt” ...

Soạn giả Kiên Giang: “Trời chưa cho đi” vì hồi ký còn dang dở

Vài lời:  Thời học sinh phổ thông, mình rất thích bài thơ "Tình Trắng" của nhà Kiên Giang. Dạo đó, đâu có Blog hay máy tính như bi giờ, chỉ vài cái "click chuột", "copy past" là xong, phải nắn nót viết tay vào Sổ tay văn học bài thơ này. Ý thơ nói thay tâm trạng của chúng mình thời ấy, học trò dưới quê lên Tây Đô học, ở nội trú trong ngôi trường xưa mang tên College de Cantho - Phan Thanh Giản - Cấp III thành phố Cần Thơ và Châu Văn Liêm bi giờ. Bài thơ "Tình trắng" cũng là nguồn cảm hứng của mình năm 15 tuổi viết bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ: " Ai đặt tên em tự bao giờ/ Vì sao người gọi xứ Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ".  Vẫn bãng lãng đâu đây một miền ký ức tuổi thơ mấy mươi năm trước, con đường Phan Thanh Giản - Xô Viết Nghệ Tĩnh thời đó nhiều đoạn còn lộ đá, suốt con đường chỉ có 2 quán chè bưởi và đá đậu, những buổi học bài thi, đám học trò nghèo kéo nhau đi ăn đá đậu, nhữn...

Tầm nhìn dài hạn cho ĐBSCL:An toàn, trù phú và bền vững

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 290  - 1:26 PM, 17/12/2013 Ngày 10.12, tại Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ TNMT, Trường Đại học Cần Thơ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn cuối cùng lấy ý kiến của các tỉnh, thành trong vùng về kế hoạch ĐBSCL (MDP) - Tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 cho một khu vực đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững trước thách thức biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD). MDP do các chuyên gia Hà Lan xây dựng, đã được làm sáng tỏ hơn bởi những người trong cuộc. Mùa lũ 4 kịch bản phát triển của MDP được đề xuất gồm: Công nghiệp hoá hành lang kinh tế, lấy trục phát triển chính TPHCM - Cần Thơ; An ninh lương thực; Công nghiệp hóa nông nghiệp - tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp hoá; Công nghiệp hoá nút kép - lấy “TPHCM và Cần Thơ” làm hạt nhân thúc đẩy phát triển toàn vùng. MDP được xây dựng theo cách tiếp cận mới: Tầm nhìn dài hạn trăm năm, phân kỳ thành 3 giai đoạn (ngắn hạn, trung hạ...

Việt Nam tiếp nhận Kế hoạch phát triển ĐBSCL

(Chinhphu.vn) -  Sáng 16/12, tại Hội nghị cấp cao về phối hợp hỗ trợ phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ TNMT Hà Lan Schultz Van Hagen đã trao "Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long" cho Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để các nhà đầu tư thực hiện các kiến nghị của bản Kế hoạch ĐBSCL”. Ảnh: VGP/Thành Chung Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là kết quả  hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan trong hơn 3 năm qua, dựa trên khuôn mẫu của "Kế hoạch đồng bằng Rhine Meuse Scheld" ở Hà Lan. Hà Lan là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và đã có hơn 100 năm kinh nghiệm ứng phó với thách thức này. Do đó, những chia sẻ của Hà Lan trong bản Kế hoạch ĐBSCL sẽ có ý nghĩa thiết thực với việc ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất của vùng ĐBSCL ở nước ta. Bản Kế hoạch đưa ra những gợi ý về phát triển sản xuất nông ng...

Thương nhớ áo dài

Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Tư, 19/06/2013 14:16 (GMT+7) Nhớ có lần ở Huế, chúng tôi thả bộ trên con đường Đoàn Thị Điểm, ai đó bỗng thốt lên: Nghe kìa: “Đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau”. Giọng hát tình tứ của Tuấn Ngọc phối với Bằng Kiều bỗng dưng khiến ngẩn ngơ nhớ về một thời... Đọc E-paper Bao nhiêu người vì hoài niệm Huế với những con đường tình của Trịnh Công Sơn mà đi tìm “đường phượng bay” trong tác phẩm  Mưa hồng . Nó là con đường nào phút chốc tạo cảm hứng cho nhạc sĩ viết nên những âm thanh ngọt ngào đó? Và người đã cất công tìm đến Huế sẽ hiểu ngay đó là con đường có phượng, có những tà áo dài xứ Huế - tà áo dài của nữ sinh Đồng Khánh với mái tóc thề xõa ngang lưng đã dệt nên những cảm hứng của Mưa hồng. Mà những con đường đẹp nhất ở Huế đều có những thứ đó. Một buổi trưa, chúng tôi chọn “đường phượng bay” của mình là đường Đoàn Thị Điểm, con đường mang tên trang giai nhân giỏi thơ phú văn chương. Con đường là chốn dạo gót c...

Thử tìm nội dung thực của một vài câu tục ngữ khó

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG (LĐCT) - Số 47     - 6:24 AM, 10/12/2013 Ngoài câu “Gái thương chồng đương đông buổi chợ/Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”, trong kho tục ngữ [TN] Việt hiện vẫn còn một số câu chưa có lời diễn giải được mọi người thừa nhận. Đó là lý do chính đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cùng nhau đi tìm lời giải cho một số câu thuộc nhóm này. 1. Câu đầu tiên cần giải mã là “Cờ ngoài, bài trong”.  Câu TN quen thuộc này hiện được giới khảo cứu diễn giải theo hai hướng, tuỳ thuộc vào cách hiểu ra sao hai chữ “ngoài” và “trong”. Nếu hiểu “ngoài” là “đứng ngoài cuộc chơi” và “trong” là “ở trong cuộc chơi”, thì câu đang xét có lẽ nên được hiểu là:  “Với cờ thì kẻ đứng ngoài cuộc chơi thường sáng nước hơn; còn với bài thì kẻ ở trong cuộc thường sáng nước hơn”.    Tuy nhiên, có đôi vị thức giả lại nghĩ rằng lời giảng trên e chưa thật đắt. Giá hiểu “ngoài” là “bị phơi bày cả ra ngoài [tức trên bàn cờ]” và “trong” là “được giấu kín [trong đầu các đấu t...

Vụ tham nhũng tại ALC II: 10 hợp đồng khống giải ngân gần 800 tỉ đồng

Báo Thanh Niên, ngày 07-11-2013 Sáng 6.11, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 11 bị cáo (trong đó có 7 bị cáo nguyên là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng cho thuê, kế toán của Công ty cho thuê tài chính II - ALC II; 4 người là chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân) trong  vụ án tham nhũng xảy ra tại ALC II . Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Lê Nga Trong ngày đầu tiên, bị cáo Khương Minh Hiệp (Giám đốc Công ty cổ phần Đại Phú Gia) có đơn xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Có 18 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, tòa còn triệu tập 54 cá nhân và đại diện pháp nhân đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (có rất nhiều người là giám đốc, tổng giám đốc của những doanh nghiệp tên tuổi) để làm rõ các tình tiết của vụ án, nhưng có 22 người vắng mặt. Đại diện Viện KSND TP.HCM là bà Nguyễn Ngọc Lê và ông Nguyễn Hoàng Nam giữ quy...