Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip: Chủ tịch nước thăm BCĐ Tây Nam Bộ & trao Huân chương...

Mua lúa xuất khẩu: Do Vinafood 2 đang mất thế độc quyền?

( Đất Việt- Thị trường ) - Quyền xuất khẩu gạo được nới ra, Vinafood 2 đang mất dần thế độc quyền, nếu không mua lúa trực tiếp từ nông dân thì sẽ chẳng còn việc để làm. Gạo Việt lại nhận trái đắng: Mexico áp thuế cao Gạo Việt "thoát" Trung: Sang châu Phi vẫn "mua rẻ bán rẻ" Thay đổi lớn nhưng.... Tổng Công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa cho biết , thay vì mùa gạo để xuất khẩu như cách làm truyền thống từ trước  tới nay, đơn vị này sẽ mua lúa trực tiếp từ nông dân để chế biến xuất khẩu. Hiện Vinafood 2 đã phát  triển cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đưa diện tích của mô hình đến năm 2020 chiếm 20%/tổng điện tích sản xuất lúa của khu vực này. Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia nông nghiệp, GS.TS Võ Tòng Xuân, đánh giá cao sự thay đổi tư duy trong kinh doanh lúa gạo của Vinafood 2 bởi đây là bước đi để phát triển mô hình người xuất khẩu là người trực tiếp thu mua lúa của nông dân và người nông dân không còn chịu cảnh bị thương lái...

Nông dân nhiều đất nhất miền Tây: Huy mía, Huy ớt, Huy bò

THỊ TRƯỜNG   11:00 NGÀY 27/01/2015 Ông Út Huy (Võ Quan Huy) được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí cả nước, khi đang canh tác trên 580 ha đất nông nghiệp. Lần gặp đầu tiên ở quán cà phê, ông Út Huy (Võ Quan Huy) - nông dân ở ấp Thuận Hoà, xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An - làm chúng tôi bất ngờ bởi thân hình cao, to, đen… lừng lững như con bò mộng bước ra từ chiếc Mercedes S300 màu đen. Lần gặp sau còn "choáng" hơn khi ông ôm ra một chồng sổ đỏ. Ông được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí cả nước. “Huy Bò” Thú vị là liên tưởng của chúng tôi về hình ảnh con bò mộng trong lần gặp đầu tiên chỉ là tình cờ, nhưng không ngờ lại “ứng” với một biệt danh mà “giang hồ” đặt cho ông: “Huy bò”! Nguyên do ông Út Huy là người đầu tiên ở ĐBSCL nhập khẩu bò từ Australia về bán cho các lò mổ trong vùng. Ông bảo: “Trước đây, mỗi ngày tôi bán khoảng 500 con, bây giờ thì chỉ còn 200”. H...

ĐẤT PHƯƠNG NAM 02

3N - VTC16 ĐẤT PHƯƠNG NAM 03

Vẽ lại bản đồ tín dụng chính sách Tây Nam Bộ

Báo Cần Thơ, thứ sáu, 23/01/2015 08 giờ 34 GMT+0 Bài, ảnh: Trần Hữu Hiệp Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Kinh tế Trung ương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách (đề án TDCS) vùng TNB và triển khai Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, vào ngày 20-1-2015 tại Cần Thơ. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang và Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân chủ trì hội nghị. Bức tranh thực trạng và “bản đồ” TDCS vùng Tây nam bộ đã được vẽ lại với nhiều mảng màu sáng hơn, nhiều chính sách an sinh xã hội (ASXH) đã được thực thi hiệu quả từ các gói TDCS 3 năm qua. Nỗ lực “vượt trũng”, tiếp “năng lượng” thắp sáng ASXH Thời điểm năm 2011, chất lượng tín dụng của vùng T...

Lào xây thủy điện Don Shahong: Phải lên tiếng!

Báo Đất Việt, ngày 23/01/2015 ( Quan điểm ) - Chúng tôi nhất quán quan điểm là phải lên tiếng trước việc Lào xây dựng thủy điện Don Shahong khi chưa có thông tin đầy đủ và rõ ràng. Người dân phản đối xây đập thủy điện Don Shahong Mô hình đạp thủy điện trên dòng Mekong Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã cho Đất Việt biết như vậy. Vừa hợp tác vừa đấu tranh trên cơ sở luật pháp Theo ông Hiệp từ thực tiễn và các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng khi xây các đập thủy điện sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hệ sinh thái, sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn. Nói như GS Nguyễn Ngọc Trân thì sẽ có hai gọng kìm đối với ĐBSCL, một là các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong và hai là xâm nhập mặn từ biển vào. Để có tiếng nói gửi tới các cơ quan hữu quan, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với chức năng nhiệm vụ ở vùng thời gian qua đã phối hợp với các nhà khoa học trong vùng và một số tổ chức Green ID, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, Trườ...