Bài, ảnh: Trần Hữu Hiệp
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
(NHCSXH) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Kinh tế Trung ương vừa tổ
chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín
dụng chính sách (đề án TDCS) vùng TNB và triển khai Chỉ thị 40-CT/TW ngày
22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng
chính sách xã hội, vào ngày 20-1-2015 tại Cần Thơ. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn
Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang và
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân chủ trì hội nghị. Bức tranh
thực trạng và “bản đồ” TDCS vùng Tây nam bộ đã được vẽ lại với nhiều mảng màu
sáng hơn, nhiều chính sách an sinh xã hội (ASXH) đã được thực thi hiệu quả từ
các gói TDCS 3 năm qua.
Nỗ lực “vượt trũng”, tiếp “năng lượng” thắp sáng ASXH
Thời điểm năm 2011, chất lượng tín dụng của vùng Tây Nam bộ
được đánh giá là yếu, kém nhất so với các vùng, miền khác. Tăng trưởng dư nợ
hàng năm thấp, bình quân thấp hơn nhiều so toàn quốc, tổng dư nợ cho vay chỉ
chiếm 16,3% cả nước; trong khi tỷ lệ hộ nghèo và mặt bằng chung xã hội của
vùng ĐBSCL được xem là “chỗ trũng”. Tỷ lệ nợ xấu trong TDCS của vùng chiếm
3,2%, cao gấp 2,1 lần bình quân chung cả nước (1,48%); lãi tồn đọng chiếm hơn
1/3; nợ không đối chiếu được chiếm 2/3 toàn quốc. Nợ xấu tiềm ẩn còn có khả
năng cao hơn, đặc biệt có tỉnh lên đến 15%-20%. Theo báo cáo và kiểm tra thực
tế của NHCSXH, thời điểm đó còn hơn 84.000 hộ nợ 324,7 tỉ đồng không đối
chiếu được và không đủ điều kiện đổi sổ vay, chiếm 62,7% toàn quốc. Một bộ
phận người dân trình độ quản lý và sử dụng vốn vay thấp, chưa nhận thức đầy
đủ về việc có vay, có trả, ít tích lũy. Nhiều hộ vay đến hạn phải trả nợ NH,
đi vay nóng với lãi suất cao, buộc phải dùng vốn TDCS để trả nợ vay nóng, tạo
ra vòng luẩn quẩn: Mắc nợ ngân hàng, không có vốn sản xuất, nợ chồng nợ.
Qua 3 năm triển khai thực hiện đề án TDCS, đã có sự chuyển
biến rõ nét, khu vực Tây Nam bộ đã vươn lên “thoát trũng” trên bản đồ TDCS cả
nước, làm cuộc “đổi ngôi”, ngang bằng khu vực Đông Nam bộ. Tính đến
31-12-2014, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong
vùng đạt 22.384 tỉ đồng, tăng 5.462 tỉ đồng so với thời điểm xây dựng Đề án.
Tăng trưởng bình quân hàng năm 10,76% (cao hơn nhiều so bình quân chung cả
nước là 7,76%). Ngoài nguồn TDCS Trung ương, các địa phương cũng đã nỗ lực bố
trí nguồn thực hiện, như: An Giang 92 tỉ đồng, Long An 90 tỉ đồng, Đồng Tháp
50 tỉ đồng, Trà Vinh 41 tỉ đồng, Cần Thơ 40 tỉ đồng... Tổng nợ quá hạn giảm
hơn 474,7 tỉ đồng, giảm 74,8% từ mức 3,4% 3 năm trước về hệ số an toàn 0,71%,
một số tỉnh như Long An, Bến Tre không phát sinh nợ quá hạn. Chất lượng hoạt
động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tăng gần 16.000 tổ, (tăng hơn 99,5%), không
có tổ yếu kém. Các chương trình TDCS của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH) ở ĐBSCL tập trung cho vay hộ nghèo thiếu vốn SXKD; cho vay hộ cận
nghèo, học sinh - sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn; cho vay chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hộ gia đình SXKD vùng khó
khăn; giải quyết việc làm; mua nhà ở trả chậm ở vùng ngập lũ; hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở...
Thực tế đã chứng minh, TDCS là một giải pháp sáng tạo, có tính
nhân văn sâu sắc. Mô hình hoạt động của NHCS mang tính đặc thù, vừa đáp ứng
chuyên môn cao, vừa mang tính xã hội rộng rãi và đã trở thành công cụ hiệu
quả để thực hiện ASXH trong vùng Tây Nam bộ. Ở nhiều địa phương đã xuất hiện
những mô hình tốt, cách làm hay; sử dụng có hiệu quả vốn TDCS, vừa huy động
được nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội tham gia; trao “cần câu” là những
phương tiện lao động thiết thực (xuồng câu, lưới, cấp vốn vay sản xuất...)
tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo hơn là cấp phát TDCS. Qua
đó góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nam bộ thời kỳ 2011-2014 giảm
từ 13,48% (năm 2011) xuống còn 5,7% (năm 2014).
“Cần câu” cho hộ nghèo
Chuyển biến TDCS không phải là việc làm một ngày, một bữa.
Thành công của đề án là bước đầu đã “giải phóng” tâm lý và tư tưởng ỷ lại,
không chịu khó làm ăn, thiếu ý thức vươn lên trong một bộ phận người nghèo
ĐBSCL. Ý thức “có vay, có trả” đã lấn át những hộ “thích nghèo ... có sổ” để
hưởng lợi bằng nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở, nhận trợ cấp trực tiếp làm mất
ý nghĩa của TDCS. Việc rà soát lại nợ của từng hộ vay quá hạn, làm rõ nguyên
nhân và có biện pháp xử lý phù hợp là cũng là kết quả thành công của đề án.
Xóa nghèo bền vững, không chỉ làm theo kiểu “thời vụ” mà là việc “tiếp sức”
các hộ vừa thoát nghèo và hộ cận nghèo để đủ sức vươn lên khá, giàu, trao
“cần câu” và hướng dẫn người nghèo “biết câu cá” để kiếm sống, thoát nghèo
bền vững.
Theo Thống đốc NHNN, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCSXH
Nguyễn Văn Bình, thì bản chất trong hoạt động của NHCSXH không phải là mang
tiền cấp phát mà thông qua cơ chế tiền tệ ưu đãi để người nghèo có vốn làm ăn
thoát nghèo. Kết quả hoạt động của “ngân hàng đặc biệt này” không chỉ là
thành tích huy động, giải ngân, quản lý đồng vốn, mà là công cụ đắc lực để
thực hiện các chính sách ASXH, đưa những chính sách này đến với người nghèo,
hộ chính sách.
Tuy nhiên, so với tín dụng thương mại và đầu tư, nguồn vốn
TDCS chưa thật sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu này thực
tế, chất lượng tín dụng còn hạn chế, nỗ lực 3 năm qua cần phải được tiếp tục
phát huy. Hội nghị cũng đã quán triệt 5 nội dung lớn của Chỉ thị 40-CT/TW
ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín
dụng chính sách xã hội. Theo đó, NHNN, NHCSXH và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tiếp
tục tăng cường phối hợp với các địa phương nâng cao trách nhiệm, năng lực,
hiệu quả của hoạt động TDCS, đặc biệt là tập trung nguồn lực, tạo vốn, hoàn
thiện cơ chế, chính sách và giải pháp thực thi với quyết tâm tiếp tục nâng
cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính
sách phù hợp gắn với việc thực hiện các chính sách ASXH, xây dựng nông thôn
mới, đào tạo nghề nông thôn, giải quyết việc làm; đáp ứng tốt hơn yêu cầu
ASXH và thực tế phát triển của vùng ĐBSCL.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét