Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

​Phú Quốc phát triển nóng và những cảnh báo

Báo Tuổi Trẻ, ngày 09/08/2015 10:22 GMT+7 TT - Sự phát triển quá nóng của Phú Quốc (Kiên Giang) gần đây đã mang đến thực tế: bộ máy công quyền quá tải, ô nhiễm môi trường, liên tiếp những vụ trọng án xảy ra...                                                    Nghe đọc bài: Phú Quốc phát triển nóng và những cảnh báo ​ TT - Sự phát triển quá nóng của Phú Quốc (Kiên Giang) gần đây đã mang đến thực tế: bộ máy công quyền quá tải, ô nhiễm môi trường, liên tiếp những vụ trọng án xảy ra...  Làm thế nào để Phú Quốc phát triển mà vẫn giữ được sinh thái, phát triển mà con người vẫn còn bình dị, thân thiện? * Ông LÊ VĂN THI (chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang): Lo lắng cho môi trường Phú Quốc Kế hoạch dài hạn cho phát triển đảo Phú Quốc xứng đáng là đảo ngọc tầm cỡ khu vực và quố...

Liên kết vùng nhìn từ xung đột lợi ích địa phương

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Chủ Nhật,  9/8/2015 (TBKTSG) - Thực tế việc liên kết vùng trong thời gian qua đã gặp phải nhiều “xung đột lợi ích” khi các tỉnh chỉ “lo cho mình”. Làm sao để hài hòa, công cụ nào để điều phối và phân xử? Có hay không “xung đột lợi ích”? Câu chuyện tỉnh Đồng Nai xây kè, lấn sông Đồng Nai, phát triển đô thị bị phản ứng, phải dừng dự án hơn 3.200 tỉ đồng sau khi đã thi công gần một năm... là một thí dụ về “xung đột lợi ích” giữa các địa phương. Dù công trình nằm trên địa phận một tỉnh, nhưng sông Đồng Nai không phải là của riêng tỉnh Đồng Nai, mà liên quan đến 11 địa phương, là “tài sản dùng chung”. Trường hợp này, nếu chỉ dựa vào những thể chế hiện hành như thẩm quyền của chính quyền địa phương trong quyết định đầu tư xây dựng, hay vai trò của Ủy ban sông Đồng Nai không thôi, thì “không ăn thua”. Một thí dụ khác, tỉnh Sóc Trăng muốn làm thủy lợi để trồng lúa, nhưng tỉnh Bạc Liêu liền kề lại muốn đưa nước mặn vào...

Tuần lễ du lịch xanh vùng ĐBSCL 2015: 3 vấn đề đột phá trong liên kết

Báo Văn hóa Onlines, ngày (01/07/2015) VH- Ngày 29.6 tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ VHTTDL và UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL năm 2015 với sự tham gia của đại diện sở, ngành du lịch các tỉnh, thành khu vực phía Nam, đông đảo các đơn vị lữ hành trong cả nước... Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Dương Quốc Xuân và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chủ trì sự kiện. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch VN, thời gian qua hoạt động du lịch ĐBSCL phát triển khá sôi động với tốc độ tăng trưởng bình quân năm luôn đạt trên hai con số. Năm 2014, cả vùng đã đón 22,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,83 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu nhập của ngành đạt khoảng 6.360 tỉ đồng, tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho xã hội, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Cần huy động các nguồn lực xã hội hóa để phát triển hạ tầng du lịch Với chủ đề “Miền Tây xanh”, đêm 29.6, tại TP Cần Thơ đ...

Du lịch ĐBSCL: Tiềm năng lớn, thách thức nhiều

Báo Đầu tư Tài chính, SGGP Năm 2014, ĐBSCL đón khoảng 22,5 triệu lượt khách, tăng 8,29% so với năm 2013. Trong đó, khách quốc tế trên 1,8 triệu lượt, tăng 10,21%, doanh thu trên 6.360 tỷ đồng, tăng 23,7%. Du lịch ĐBSCL đã có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và đang từng bước hướng đến một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Hạ tầng thấp, sản phẩm du lịch trùng lắp ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch khi có cảnh quan thiên nhiên phong phú, nhiều nét văn hóa đặc sắc, người dân hiền hòa, mến khách đã hình thành nét đặc thù riêng cho ngành du lịch như: du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và biển đảo. Đó là sinh cảnh đất ngập nước nội địa vùng trũng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp - Long An); sinh cảnh đầm nước nội địa trên than bùn U Minh (Kiên Giang - Cà Mau), sinh cảnh đất ngập nước ven biển (Cà Mau - Bạc Liêu) đã tạo nên sinh thái đặc thù của châu thổ. Các sinh cảnh trên gắn liền với các vườn quốc gia Tràm C...