Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Trò chơi may rủi và nhân lực đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 31/07/2017 10:16 GMT+7 TTO - Vé số tạo ra nguồn thu lớn nhưng ít tạo ra giá trị vật chất cho xã hội. Những con số tăng trưởng doanh thu và đóng góp lớn của xổ số tỉ lệ nghịch với chất lượng nhân lực đồng bằng đang đòi hỏi phải có những quyết sách mạnh mẽ.  Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với xổ số điện toán, nhưng doanh thu của 21 công ty xổ số kiến thiết (XSKT) miền Nam năm 2016 vẫn đạt hơn 65.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ USD, chiếm khoảng 90% doanh thu toàn ngành. Mỗi tỉnh, thành chỉ có 1 công ty XSKT, nhưng đó thật sự là “mỏ vàng”. Chưa kể nguồn thu từ Vietlott từng gây sốt thị trường vé số gần một năm qua, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, hoạt động XSKT riêng khu vực Tây Nam Bộ đã mang về hơn 9.323 tỉ đồng nguồn thu ngân sách, bằng 72,2% dự toán thu toàn ngành xổ số cả nước, chiếm 25,3% tổng thu nội địa của cả vùng. Không thể phủ nhận, xổ số là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, là nguồn thu quan trọng trong điều kiện ngân s...

Bò Úc nhập đàn cùng bò Việt: Tại sao không?

Trần Hữu Hiệp Báo Đại Đoàn Kết, ngày 26-7-2017 Cuối năm 2016, hệ thống cửa hàng “bò khỏe” tưng bừng khai trương ở Cần Thơ, bằng việc cung cấp một lượng lớn thịt bò Úc tươi sống, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng các tỉnh ĐBSCL. “Bò khỏe” sau hơn nửa năm được “khai sinh”, đã xác lập một chuỗi giá trị của con bò ngoại ngay tại xứ sở đồng bằng, hàng ngày đang mời chào các bà nội trợ bằng lợi thế mới.  Đàn bò Úc nhập khẩu đang nhập đàn bò Việt. Từ nước Úc đến miền Tây Nam Bộ Ngày 21/4/2017, tại Tân cảng Cái Cui (Cần Thơ) tổ chức lễ đón tàu biển quốc tế đầu tiên, trong đó có một lô hàng đặc biệt: 1.800 còn bò tơ dưới 20 tháng tuổi từ Úc vượt đại dương đến đây, xác lập một kênh phân phối tiêu dùng mới ở miền Tây. Cty cổ phần Nông trại Sinh thái Việt là đơn vị nhập khẩu và là chủ đầu tư hệ thống “bò khỏe” phân phối thịt bò Úc tươi sống tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đang hình thành hệ thống cung cấp bò sạch, chất lượng cao trên toàn quốc. Nhà đầu tư không chỉ nhập...

Miền Tây chủ động đón lũ

Trần Hữu Hiệp SGGP, Thứ Ba, 25/7/2017 Nước sông Mê Công tiếp tục đổ về ĐBSCL, nhiều khu vực đầu nguồn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên nước đang lên nhanh. Đây là tín hiệu lạc quan cho những người dân ở ĐBSCL đang ngóng lũ. Khác với tình hình các tỉnh miền núi phía Bắc, mấy ngày qua mưa lớn gây lũ ống, lũ quét cục bộ, sạt lở đất gây thiệt hại về người, tài sản; thì phần lớn cư dân miền Tây đang “đón lũ” bằng tâm thế chủ động mà không chủ quan.  Người dân miền Tây gọi mùa nước nổi là mùa lũ. Ở ĐBSCL này không có lũ cuốn, lũ quét, càng không có lụt, chỉ có nước lên theo mùa. Mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nói theo các nhà khoa học, nó tham gia kiến tạo và phát triển đồng bằng.  Sông nước miền Tây Mấy năm qua ĐBSCL vắng bóng mùa lũ, kèm theo là hệ quả của việc mất một lượng lớn phù sa và dân cư mất sinh kế mùa nước nổi. Năm 2016, vùng này còn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất tro...

Ðể chính sách đi vào đời sống

Trần Hữu Hiệp Nhân Dân cuối tuần, thứ bảy, ngày 22/07/2017 Thể chế, bao gồm cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi, cùng với hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực được xác định là “3 đột phá chiến lược” của nước ta. Các năm qua, cải cách thể chế đã góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển, hoàn thiện môi trường kinh doanh tốt hơn. Song trong thực tế vẫn còn không ít chính sách chưa đi đúng trọng tâm, thiếu đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống hoặc “theo đuôi thiệt hại”. Vì vậy không ít giải pháp được thực thi theo kiểu “đau đâu bôi thuốc đó” chứ chưa phải dựa trên các dự báo khoa học, “xét nghiệm” hay “kết quả tầm soát bệnh” để phòng tránh hiệu quả. Chính sách luôn bị “độ trễ” khi đến người dân. Lộc biển - Nông sản đồng bằng. Ảnh: Internet Lại có những chính sách không phát huy tác dụng. Nhiều nông dân phấn khởi trước chính sách hỗ trợ “cơ giới hóa nông nghiệp”. Nhưng Quyết định 63/2010/QÐ-TTg chỉ cho phép hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người dân mua m...

“Gỡ khó” hạ tầng giao thông ĐBSCL

Báo Giáo dục và Thời Đại, ngày Thứ Ba, 30/5/2017 Quốc Ngữ GD&TĐ - Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có không ít địa phương trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư nhưng kết quả mang lại rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường không “ưng ý” khi khảo sát hạ tầng giao thông. Đây là thực trạng chung của vùng và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ…  Điều bất cập là được xem như yếu tố then chốt trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đầu tư cho hạ tầng giao thông ở vùng ĐBSCL lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Gặp khó vì hạ tầng giao thông Là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn ở vùng ĐBSCL, những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã không ngừng nỗ lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng nguồn vốn FDI rót vào tỉnh này vẫn rất nhỏ giọt. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường “bỏ của chạy lấy người” khi khảo sát hạ tầng giao thông trong tỉnh. Hiện tại, tỉnh Trà Vinh có 3 tuyến quốc lộ đi qua ...

Thư viện VideoClip: Điểm nghẽn cơ chế xuất khẩu gạo

Phỏng vấn phút 12.08

Heo khó, bò khỏe

Báo SGGP, Thứ Sáu, 14/7/2017 06:52 Trần Hữu Hiệp “Giải cứu” thịt heo vẫn là vấn đề nổi cộm của ngành chăn nuôi hơn nửa năm qua. Đã có quá nhiều hoạt động “giải cứu” được phát động, cả hệ thống chính trị nhiều nơi vào cuộc.  Hàng loạt giải pháp được đưa ra, từ kêu gọi, vận động đến quy định chỉ tiêu phấn đấu, chỉ tiêu thi đua. Có lúc giá thịt heo trên thị trường có nhích lên đôi chút, nhưng nhìn chung “đầu ra con heo” vẫn bị nghẽn. Con heo vẫn đang gặp khó. Bò Úc sau khi bị gây choáng sẽ được mổ treo trên dây chuyền hiện đại, an toàn, vệ sinh. Ảnh: Quang Vinh Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nêu ra nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn heo không tiêu thụ được là do “cung vượt quá cầu” và “3 yếu kém” của ngành là chăn nuôi nhỏ lẻ, liên kết và tổ chức thị trường yếu kém. Nhưng thực ra, còn một nguyên nhân của mọi nguyên nhân là bất cập của cơ chế chính sách, chất lượng của quy hoạch, dự báo hạn chế và việc chỉ đạo, điều hành sản xuất chưa g...