Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đệ nhất khuyển vương đảo Phú Quốc

Kinh tế - Văn hóa - Thể thao Báo An Ninh Thế Giới, 16:20 22/02/2018 Những tài liệu cổ và thư tịch xa xưa có đề cập đến một thương cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam nằm tại cánh đồng rộng lớn giáp chân núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay, rồi bỗng dưng biến mất xuống lòng đất, bị xóa sổ một cách kỳ bí. Đưa chó Phú Quốc sang Paris thi đấu Chó Phú Quốc - báu vật bên bờ tuyệt chủng Huyền thoại về chó Phú Quốc Các nhà khảo cổ học từ Viện Bác cổ Đông Dương của Pháp và Việt Nam từng tiến hành nhiều đợt khai quật dưới lòng đất từ năm 1930 đến nay, đã phát hiện rất nhiều di chỉ, hiện vật cổ xưa có niên đại hàng ngàn năm từ lòng đất dưới cánh đồng này. Có giả thuyết cho rằng do thiên tai (biến đổi khí hậu) gây ra. Rất có thể một trận đại hồng thủy cách nay khoảng 8.000 năm, gây ra đợt xâm thực Đông Hải vô cùng lớn làm tách lìa một phần đất của lục địa Châu Úc tạo nên những hòn đảo trên Thái Bình Dương như Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu... Giống chó...

Năm mới nghĩ mới, làm mới

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 22/02/2018 14:38 GMT+7 TTO - Năm mới phải nghĩ mới - làm mới để đạt hiệu quả cao hơn là "mệnh lệnh" của phát triển đồng bằng. Nhân lực là động lực phát triển đồng bằng Trồng sen ở đồng bằng miền Tây Năm 2017 đã qua, cây lúa đồng bằng ghi dấu mốc sản lượng 25,7 triệu tấn, vẫn chiếm hơn một nửa sản lượng quốc gia. Thế nhưng điều vui hơn là sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của vùng từ lúa - thủy sản - trái cây sang thủy sản - trái cây - lúa gạo, đánh dấu mốc quan trọng khác trong tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp vùng. Hạt gạo đồng bằng đang được nâng tầm giá trị thay cho sản lượng bằng tư duy của kinh tế thị trường thay cho kinh nghiệm nông nghiệp truyền thống. Doanh nhân Huỳnh Văn Thòn, người đi tiên phong xây dựng mô hình Cánh đồng lớn, tập hợp nông dân, đưa họ trở thành các cổ đông nông nghiệp với chia sẻ đầu năm rằng "Nền nông nghiệp chỉ lớn lên khi nông dân chịu làm ăn lớn".  Nhìn rộng ra là cơ chế liên kết cá...

Ðộng lực mới cho liên kết vùng

Trần Hữu Hiệp Báo Nhân Dân xuân Mậu Tuất, thứ năm, 08/02/2018, 19:38:23 Một lần nữa, vấn đề liên kết vùng để phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của các địa phương lại được đặt ra như mệnh lệnh của phát triển. Hội đồng điều phối vùng, được thành lập theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu (BÐKH), sẽ phải vận hành ra sao để tháo gỡ được những bất cập bấy lâu? Cầu Vàm Cống - cây cầu thứ 2 sau cầu Cần Thơ nối đôi bờ sông Hậu Kích hoạt "phòng thí nghiệm chính sách" Mục tiêu đặt ra cho liên kết vùng hết sức rõ ràng, mang lại triển vọng phát triển chung cho cả khu vực ÐBSCL và nâng cao năng lực thích ứng với những vấn đề lớn như BÐKH, nước biển dâng trên quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế lại vấp phải những mối "xung đột lợi ích" do các ngành, các tỉnh "chỉ lo cho mình". Câu chuyện tỉnh Tiền Giang làm Công viên trái cây hoành tráng lấn sông...

Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt

Trần Hữu Hiệp Báo nhân Dân Cuối Tuần, Thứ Bảy, 03/02/2018 Ngành thủy sản Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu “thoát thẻ vàng EU”. Tuy nhiên, nếu nhìn trong tổng thể bức tranh phát triển, “sự cố” này có ý nghĩa như một lời cảnh báo - đã đến lúc thủy sản Việt Nam cần thay đổi tư duy, tạo dựng chiến lược phát triển bền vững trước những thách thức hội nhập, cạnh tranh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa. Từ nghị trường, ngư trường đến thị trường Ngay sau sự kiện EU áp "thẻ vàng" đối với ngành khai thác thủy sản Việt Nam, cùng lúc Quốc hội cũng đã thông qua Luật Thủy sản năm 2017 với những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc thủy sản, trách nhiệm của các bên liên quan nhằm bảo đảm theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm thủy sản, không chỉ quản lý đánh bắt, mà qua từng công đoạn của quá trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại... Ðặc biệt, luật cũng dành hẳn các chương, mục quy định mới về khai thác thủy sản bất hợp ph...

Đầu năm bàn chuyện làm ăn lớn

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam Xuân Mậu Tuất, cập nhật 15/02/2018 Dân gian có câu “ăn tết, chơi tết, vui tết”. Nhưng đó chỉ là lúc xả hơi mấy ngày đầu năm, còn cái gốc lâu dài quanh năm vẫn là chuyện “làm ăn”. Bên cạnh những câu chúc đa phúc, đa lộc, trường thọ, người thời nay hay chúc nhau “ăn nên, làm ra, phát đạt, phát tài”. Đầu năm, bàn chuyện liên kết vùng, làm ăn lớn trên đất Chín Rồng. Ngôi nhà chung và liên kết vùng Nếu ví ĐBSCL như ngôi nhà chung, thì liên kết vùng dù còn bị chê là “chuyện biết rồi, nói mãi”, nhưng nhiều nơi, nhiều người đã làm thiệt. Chính phủ, chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc thực sự, kết quả tích cực mang lại nhiều kỳ vọng mới cho năm mới 2018. Sau hội nghị "Diên Hồng" ở Cần Thơ, cuối năm 2017, Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu xác định tầm nhìn dài hạn, yêu cầu thay đổi tư duy, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, chủ động thích ứng, chuyển hóa nh...

Giáo dục đại học, cao đẳng ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và vài khuyến nghị từ góc nhìn thực tiễn

Trần Hữu Hiệp TCCS, ngày 07/12/2017 TCCSĐT - Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, công tác giáo dục - đào tạo bậc đại học, cao đẳng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực về qui mô trường lớp, số lượng người học, chất lượng lao động qua đào tạo,… Tuy nhiên, từ góc nhìn thực tiễn, lĩnh vực này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, lộ diện những “mảng tối” cần được định hướng lại và can thiệp bằng những chính sách, giải pháp phù hợp trong tình hình mới.  Những “điểm sáng”  Thời gian qua, giáo dục đại học, cao đẳng cùng với trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Toàn vùng hiện có 17 trường đại học (trong có 6 trường đại học ngoài công lập), 26 trường cao đẳng, 62 cơ sở đào tạo trung cấp ...