Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Để người miền Tây bớt lo chạy lở

  Trần Hiệp Thủy Báo Phụ Nữ TPHCM - 13/07/2024 - 06:26 PNO - Sạt lở bờ sông, bờ biển ở miền Tây Nam Bộ ngày càng nghiêm trọng, cuốn trôi hàng trăm héc ta đất mỗi năm, tương đương diện tích 1 xã. Người dân có nhà ven sông, ven biển luôn thấp thỏm, bất an, một số phải lo chạy lở. Sạt lở, sụt lún đất là do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, do sự thiếu hụt phù sa và cát sỏi lòng sông mà tác nhân là các đập thủy điện đầu nguồn sông Mê Kông. Góp thêm vào tác động tiêu cực đó là sự yếu kém trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất và nước. Hiện trường vụ sạt lở ở Cà Mau ngày 9/7 Trong khi lượng phù sa dòng Mê Kông nghẽn mạch, vẫn xảy ra tình trạng khai thác cát tràn lan, xây đê bao chặn dòng trao đổi dinh dưỡng giữa sông và các cánh đồng. Các túi chứa nước tự nhiên như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên bị phá vỡ. Rừng tự nhiên - nhất là rừng ngập mặn ven biển - bị chặt phá, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc bị suy thoái nghiêm trọng. Khi sạt lở diễn ra trên diện rộng, làm

Dân miệt thứ ngóng trông cầu vượt biển ngàn tỉ, đi Rạch Giá chỉ 15 phút

  Bửu Đấu – Thanh Huyền Báo Tuổi Trẻ - 09/07/2024 08:14 GMT+7 Những ngày qua, người dân vùng miệt thứ phấn khởi, vui mừng khi nghe thông tin Kiên Giang sẽ làm cầu vượt biển vịnh Rạch Giá hơn 3.900 tỉ đồng và làm đường ven biển từ Kiên Giang đến tỉnh Cà Mau hơn 2.300 tỉ đồng. Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau sẽ có nhiều cơ hội giao thương với tỉnh Kiên Giang khi tuyến đường hình thành - Ảnh: T.H. Người dân lẫn chính quyền đều kỳ vọng dự án này sẽ đưa vùng  miệt thứ  (cách gọi vùng đất xa xôi ở Kiên Giang) đến gần hơn với thành thị. Ngóng trông cầu vượt biển nối miệt thứ Hơn 60 năm sinh sống ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang), ông Võ Văn Hoàng (ấp Kinh Xáng, xã Tây Yên) cho biết sau khi nghe thông tin làm cầu, bà con phấn khởi và mong chờ chính quyền sớm thi công để đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Nếu có  cầu vượt biển  thì bốn xã ven biển của huyện An Biên gồm Tây Yên, Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển. "Lúc đ

Phát huy hiệu quả lễ hội

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 08/07/2024 08:35 Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu lần đầu tiên sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ tôn vinh nghề làm muối truyền thống; nâng cao giá trị, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm muối; xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch… Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Sa Đéc, Đồng Tháp Thời gian qua, nhiều ngành, địa phương liên tục tổ chức các lễ hội nông sản, thủy sản như festival lúa gạo, tôm cá, trái cây, hoa kiểng… và xác lập những kỷ lục cây, con, hoa, trái, món ăn… to nhất, nặng nhất. Tại ĐBSCL, các lễ hội đã và đang góp phần quan trọng trong việc tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư, kết nối giao thương, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của vùng, phát triển kinh tế địa phương và thu hút du khách. Tuy nhiên, không ít lễ hội vẫn còn mang nặng tính hình thức, phô trương, không thực chất; nội dung chưa phong phú, dẫn đến sự nhàm chán. Một số lễ hội còn thiếu sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, dẫn đến tình trạng lộn xộn. Hạ tầng,

Chuyển dịch năng lượng bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Sớm gỡ vướng chính sách

  Cổng thông tin Bộ Công thương – Chủ nhật, 09/05/2021 | 00:00 Dự thảo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 1 trong 5 điểm nhấn chính là: Ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, cấp vùng như giao thông, năng lượng; tiếp tục thực hiện các nhà máy nhiệt điện than đang xây dựng và thay thế tất cả bằng các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên/LNG và năng lượng tái tạo… Theo các chuyên gia, để thúc đẩy năng lượng tái tạo, trước hết cần sớm gỡ vướng chính sách. “Chiếc áo pháp lý hoặc còn bỏ trống, hoặc quá chật” “Hai năm qua, dù cơ quan quản lý nhà nước có nỗ lực rất lớn trong việc ban hành các văn bản hỗ trợ năng lượng tái tạo nhưng nhìn chung "chiếc áo" pháp lý hoặc còn bỏ trống, hoặc đang quá chật”, chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp, Cố vấn Nhóm đối tác đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bình luận. Lắp đặt pin mặt trời tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu - Ảnh Đan Thanh Phân tích rõ hơn, ông Hiệp cho rằng đ

Du lịch ĐBSCL: Tiềm năng rất nhiều nhưng đầy thách thức

Báo Hậu Giang - 02/04/2024 | 09:15 GMT+7 Du lịch ĐBSCL được đánh giá có rất nhiều lợi thế, tài nguyên du lịch thuộc loại “hiếm có khó tìm” nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao khai thác hiệu quả, chất lượng, níu chân du khách từ những lợi thế đó. Đây là bài toán không dễ tìm lời giải... Du lịch ĐBSCL có nhiều lợi thế để níu chân du khách, vấn đề chính là khai thác, quảng bá ra sao? Ảnh: LÝ ANH LAM Từ Hội thảo “Xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ mới đây, có nhiều hiến kế, định hướng và bàn cách tháo gỡ nút thắt cho “ngành công nghiệp không khói” ở miền Tây. Tài nguyên du lịch thuộc loại “hiếm có khó tìm” nhưng đang đứng trên “đôi chân 3 điểm yếu” Chia sẻ về những lợi thế của ĐBSCL, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, cho rằng vùng có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, gồm biển, đảo, cửa sông, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc g

Đồng bằng sông Cửu Long đã có quá nhiều cơ chế đặc thù, không cần xin thêm

  HOÀNG VĂN MINH Báo Lao Động  -   Thứ bảy, 06/07/2024 10:30 (GMT+7) Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 được tổ chức tại Cà Mau hồi đầu tháng 7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những con số cảnh báo rất nghiêm trọng. Tuyến lộ về trung tâm xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ Rằng trong 30 năm qua, nhiều vùng ở ĐBSCL mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây nên  tình trạng sụt lún  đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn đối mặt với sạt lở bờ sông, bờ biển. Ước tính mỗi năm, vùng ĐBSCL mất từ 300 đến 500ha đất và hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ phải di dời khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng vùng ĐBSCL không chỉ “dễ tổn thương” trong biến đổi khí hậu mà hạ tầng còn yếu so với các vùng khác và có đặc điểm riêng, nên rất cần một cơ chế, chính sách riêng mang tính đặc thù để ứng phó và phát triển. Với lý do ngoài yếu tố dân sinh, ĐBSCL

Thắp sáng kinh tế đêm tại Cần Thơ: Cần chiến lược bài bản

Phóng viên   - 12/01/2021 | 10:14 (GTM + 7) Thời gian qua, “kinh tế đêm” đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng, mang đến cơ hội mới cho sự tăng trưởng kinh tế lẫn xã hội các địa phương. Tại ĐBSCL, các tỉnh thành dần xác lập định hướng rõ ràng hơn, thúc đẩy du lịch phát triển, nâng cao đờ Nền kinh tế ban đêm từ lâu đã được xem là “mỏ vàng” trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới Nghe nội dung chi tiết tại đây: Những khu phố đêm với hàng ngàn quán ăn, cửa hàng mua sắm, dịch vụ giải trí, hoạt động nghệ thuật sôi động ngay khi mặt trời lặn đã làm cho những thành phố không ngủ như London của Anh, Madrid của Tây Ban Nha hay Seoul từ Hàn Quốc…trở thành địa điểm vui chơi giải trí, thu hút hàng trăm triệu du khách mỗi năm, đồng thời mang lại nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế tại địa phương. Theo một nghiên cứu của Ernst & Young, ngành công nghiệp về đêm đóng góp khoảng 6% GDP với quy mô xấp xỉ 66 tỷ Bảng, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm cho