Trần Hữu Hiệp
NLĐ - 08/07/2024 08:35
Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu lần đầu tiên sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ tôn vinh nghề làm muối truyền thống; nâng cao giá trị, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm muối; xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch…
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Sa Đéc, Đồng Tháp |
Tuy nhiên, không ít lễ hội vẫn còn mang nặng tính hình thức, phô trương, không thực chất; nội dung chưa phong phú, dẫn đến sự nhàm chán. Một số lễ hội còn thiếu sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, dẫn đến tình trạng lộn xộn. Hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ lễ hội còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thương nhân, du khách và người dân đến tham quan.
Công tác quản lý, điều phối còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc duy trì và phát triển lễ hội; quản lý tài chính chưa chặt chẽ, gây lãng phí và thiếu hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực. Nhiều lễ hội chỉ tập trung vào việc quảng bá trong ngắn hạn mà chưa có kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài.
Để các lễ hội thực
sự phát huy hiệu quả và phát triển bền vững, cần có sự đổi mới trong công tác tổ
chức; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị; tăng cường phối
hợp giữa các ngành, địa phương. Công tác quản lý cần hiệu quả, thực chất và
chuyên nghiệp hơn, từ khâu lên kế hoạch, triển khai đến việc đánh giá sau lễ hội.
Mặt khác, cần đa
dạng hóa hình thức thể hiện, đổi mới phương thức, sáng tạo nội dung các hoạt động
của lễ hội, tránh sự lặp lại nhàm chán. Nên kết hợp nhiều loại hình văn hóa,
nghệ thuật, thể thao để tạo sức hấp dẫn cho lễ hội. Ngoài việc tăng cường hoạt
động tuyên truyền, quảng bá trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội,
cần kết hợp chặt chẽ lễ hội với các hoạt động du lịch để thu hút du khách. Phát
triển lễ hội phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm
lợi ích bền vững cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần
xây dựng và hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối chung giữa các địa phương,
các ngành liên quan trong việc tổ chức lễ hội để tránh sự trùng lắp, rập khuôn
về nội dung, hình thức; thời gian tổ chức bảo đảm nhất quán. Nên kết nối với
các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế tham gia tài trợ, quảng bá sản phẩm và dịch
vụ tại lễ hội, từ đó tăng cường nguồn lực; tìm kiếm và kêu gọi sự hỗ trợ từ các
tổ chức quốc tế, các dự án phát triển nông nghiệp, thủy sản, du lịch… để tăng
cường quy mô và chất lượng lễ hội. Cần sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng tốt
công nghệ số; phối hợp xây dựng cổng thông tin chung về các lễ hội nông sản, thủy
sản tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Tăng cường liên
kết tổ chức và chú trọng tính thiết thực của các lễ hội nông sản, thủy sản
không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn góp phần bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa, đặc sản của địa phương và các vùng miền.
https://nld.com.vn/phat-huy-hieu-qua-le-hoi-196240707213207186.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét