Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

DIỄN ĐÀN NÔNG DÂN - HOẠT ĐỘNG MỚI CỦA MDEC – TIỀN GIANG 2012

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 21-6-2012 Trần Hữu Hiệp Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL – Tiền Giang 2012 (MDEC-TG 2012) v ới chủ đề "Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững" , tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết vùng với 3 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, trái cây và thủy sản. Diễn đàn nông dân – một hoạt động mới của MDEC năm nay thu hút sự quan tâm, đặt ra yêu cầu tạo ra “sản phẩm” gì thiết thực hỗ trợ tam nông ĐBSCL? Cách thức tổ chức và nông dân tham gia như thế nào cho diễn đàn này?  Ảnh: hiepcantho Kênh “tiếp sóng” và đối thoại nghiêm túc Diễn đàn nông dân – một hoạt động mới của MDEC năm nay với kỳ vọng sẽ tạo ra “kênh thông tin – đối thoại” hữu ích và thiết thực để các nhà hoạch định cơ chế, chính sách và quản lý ở các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp lắng nghe kiến nghị , tiếp nhận các “đơn đặt hàng chính sách” từ nông dân. Từ đó, những người “làm chính sách” soi rọi lại cơ chế chính sách đã ban hà

Hạt gạo đồng bằng vượt lên đỉnh lũ

Báo Lao Động số Xuân Nhâm Thìn, Thứ Hai, 16.1.2012 Bài đạt giải Báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2012 (Giải chuyên đề Kinh tế)  Trần Hữu Hiệp Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.   Mưu sinh mùa lũ (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng dự thi Ảnh đẹp TNB do BCĐ TNB phát động)   “Hạt gạo một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng/ Đất nước có từ ngày đó” (“Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm). Đời sống dân Việt gắn liền với lúa gạo, tạo ra nền “văn minh lúa nước”. Lúa gạo theo suốt cuộc đời mỗi người, có mặt hàng ngày qua mỗi bữa cơm, cả người giàu lẫn người nghèo. Phụ nữ sinh con thường dùng “cơm rượu” cho ấm tì. Lễ thôi nôi luôn có nắm xôi (cơm nếp) bên cạnh cục đất, cây viết cho đứa trẻ chọn lựa với mong ước sau này lớn lên có ruộng, có vườn, có kiến thức để mưu sinh. Mời tiệc nhau, người ta gọi “dùng cơm thân mật”. Ở nh

KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TỔ HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bài trên TẠP CHÍ CỘNG SẢN (Chuyên đề cơ sở) số 51 (3-2011), được giải báo chí quốc gia năm 2012 (Giải khuyến khích)       Trần Hữu Hiệp [1]                           Sự phát triển của kinh tế trang trại ở ĐBSCL n hững năm gần đây, mặc dù còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn, nhưng đã tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế hộ nông dân, trở thành một mô hình sản xuất mới, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hoá tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thanh long vươn mình. Ảnh: Trần Minh Đức (dự thi ảnh đẹp Tây Nam Bộ do BCĐ TNB phát động)       Số liệu thống kê cho thấy, ĐBSCL có số lượng trang trại đông đảo nhất trong 6 vùng kinh tế với 65.745 trang trại, chiếm hơn 48,5% số trang trại cả nước. Mặc dù xét về qui mô (đầu tư vốn, tích tụ ruộng đất và thu hút lao

Hàn Mặc Tử--10 bài thơ hay nhất

HÀN MẶC TỬ ( Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) 1.Bẽn lẽn Trăng nằm sóng soải trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi. Trong khóm vi vu rào rạt mãi Tiếng lòng ai nói? Sao im đi? Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe. Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẻn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em. 2.Buồn ở đây Rao rao gió thổi phương xa lại Buồn đâu say ngấm áo xuân ai Lay bay lời hát, ơ buồn lạ E buồn trong mộng có đêm nay . Nắng sao như nắng đời xưa ấy Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu Muốn gởi thương về người cổ độ Mà sao tình chẳng nói cho đau . Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên Không có ai đi để lỗi thuyền Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm. (Thượng Thanh Khí) 3.Biển hồn ta Máu tim ta tuôn ra làm bể cả Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ Dâng cao lên, cao tột tới t

Đại gia hà tiện có một không hai ở miền Tây

20-06-2012 |   08:48 (Nguoiduatin.vn) - Bao nhiêu năm qua, đại gia này không dám đi giày, dép, mặc quần áo dài vì sợ hao mòn đồ. Bất động sản đóng băng, đại gia đi... “săn thỏ” Vỡ chứng khoán, đại gia "gõ cửa" trại tâm thần Đến thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) hỏi thăm nhà Huế “bụng”, từ trẻ con đến người già ai cũng biết. Họ không chỉ biết đến một người đàn ông tóc lốm đốm bạc, nổi tiếng hà tiện, mà còn biết đến ông lão hay làm từ thiện.  Hiếm hoi lắm người ta mới thấy đại gia hà tiện mặc áo dài Từ kẻ ở đợ thành đại gia      Theo lời giới thiệu của một anh bạn, chúng tôi tìm đến thị trấn Sông Đốc để tìm người được cho là “hà tiện nhất miền Tây”. Vừa gặp chúng tôi, ông Huế “bụng” bảo: “Nhìn ngạc nhiên như vậy, tôi biết chắc chắn các chú tưởng tôi ăn chơi đàn đúm chứ gì”. Đại gia Huế “bụng” tiếp chúng tôi tại nhà với độc chiếc quần xà lỏn và những lời nói không một chút khách khí. Tâm sự với chúng tôi, người đàn ông này cho biết, ông sinh ra ở xứ nghèo Quảng Ngãi.

"Tắm tiên": Buồn cười khi người ta bảo chúng tôi kích dục

18/06/2012   20:27:28 (Kienthuc.net.vn) - Sau khi chuyện “tắm tiên” tại sông Hồng được mổ xẻ trên khía cạnh văn hóa và luật pháp, Kienthuc.net.vn đã ra bãi sông để gặp trực tiếp những người này. BÀI VIẾT LIÊN QUAN: "Tắm tiên" có tổ chức: Thiếu văn hoá, có tính kích dục Chỉ người tắm lõa thể tại sông Hồng mới hiểu! Một thành viên kỳ cựu của CLB tự phát này là anh Bùi Hùng, ở số nhà 27 Nguyễn Thiệp, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Anh em chúng tôi rất bất bình với việc người ta nói chúng tôi gây rối, suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật”. Chúng tôi tắm rất lành mạnh. Câu lạc bộ của chúng tôi là tập hợp những người tự nguyện, được tổ chức chặt chẽ. Chúng tôi đã từng xin phép làm thẻ bơi nhưng không được. Anh Bùi Hùng (người đang trồng chuối): Chúng tôi tắm là rèn luyện sức khỏe Anh Hùng cho biết CLB này có xấp xỉ 300 người tham gia, trong đó 28 người hoạt động thường xuyên, như là Ban thường trực. Thành phần CLB đủ hết các lứa tuổi từ sinh v

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học còn nhiều "sạn"

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Cơ hội tiếp tục thảo luận không còn. Trong khi đó, dự thảo Luật còn nhiều "sạn". Liệu có nên bấm nút thông qua để rồi luật vừa ra lại phải sửa? Chưa thể hiện tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện Chiều nay, 18/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Theo quy trình lập pháp, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo giải trình, tiếp thu lần cuối của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và thể hiện chính kiến bằng cách chọn 1 trong 3 nút bấm: "Đồng ý", "Không đồng ý" và "Không có ý kiến". Cơ hội tiếp tục thảo luận không còn. Trong khi đó, dự thảo Luật còn nhiều "sạn". Liệu có nên bấm nút thông qua để rồi luật vừa ra lại phải sửa? Một số chuyên gia cho rằng dự thảo Luật chủ yếu chỉ sao chụp tình hình GDĐH hiện nay, chưa thể hiện tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo như yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XI. Câu hỏi đặt ra là: "Cuối năm nay, Trung ương sẽ họp và ra nghị