Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhà cổ thành chuồng gà, dinh tỉnh trưởng nuôi chim

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long (Long An) đang trong tình trạng chờ sập, thậm chí, ngôi nhà cổ nhất trong số này đã trở thành... chuồng gà. Còn ở Tiền Giang, di tích Dinh tỉnh trưởng từng bị cho thuê để nuôi chim yến. Đến Việt Nam đừng quên thăm Sài Gòn! Du lịch Cát Bà: "Chém" khách…không hẹn ngày gặp lại!   Chuyện lạ kỳ về những ngôi đền thiêng xứ Nghệ   Những ‘chốn bồng lai’ đẹp như mơ ở VN   Ăn gì khi chơi... phố cổ Hội An?   Chăng lưới ngăn ngói rơi Bốn ngôi nhà cổ Thanh Phú Long (huyện Châu Thành) được xây dựng bởi 3 anh em Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng. Theo gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, 4 ngôi nhà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, theo kiến trúc 3 gian, 2 chái với 4 hàng cột gỗ căm xe, mỗi cột bằng cả vòng tay ôm. Các bức hoành phi, liễn... được chạm trổ thủ công với hình hoa lá, chim thú. Vật liệu dựng cụm nhà này đều là gỗ quý lâu năm, do những nhóm thợ tài hoa ở Huế vào làm ròng rã nhiều năm mới xong. Bà Ba tron

Hình ảnh đất “Chín Rồng” trên đỉnh đồng cố đô

Bài trên BÁO HẬU GIANG TRẦN HIỆP THỦY Cửu đỉnh là 9 cái đỉnh đồng ở Đại Nội - Huế được ví như bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh độc đáo được thể hiện qua nghệ thuật đúc đồng điêu luyện của những người thợ xưa. Điều thú vị là vùng đất mới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ với mấy trăm năm khai phá được xuất hiện trên báu vật quốc gia này cùng với các vùng miền khác của cả nước có lịch sử ngàn năm văn hiến. * Giang sơn gấm vóc và vương quyền triều Nguyễn Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe. Trên miệng có 2 quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc là “Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi” (1835); bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh từ 3.201 đến 4.307 cân ta. Mỗi đỉnh có khắc 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái... đặc trưng từng tỉnh ở 3 miền Việt Nam. Tổng cộng có 153 hình ảnh, được trang trí một kiểu riêng, biểu hiện sự giàu đẹp mọi miền của Tổ quốc, là cảnh núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền v

Thay điểm đặt nhà ga đường sắt cao tốc Sài Gòn – Cần Thơ 9 tỷ USD

  - TP.HCM đề nghị Bộ GTVT không bố trí quy hoạch hướng tuyến đường sắt TP.HCM- Cần Thơ có điểm đầu từ ga Thủ Thiêm hoặc ga Hòa Hưng mà thay vào đó là ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh). Ngày 05/09, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam về việc bố trí quy hoạch hướng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ bắt đầu từ ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Cụ thể, TPHCM đề nghị không bố trí quy hoạch hướng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ có điểm đầu từ ga Thủ Thiêm hoặc ga Hòa Hưng, mà thay vào đó sẽ bắt đầu từ ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Hướng tuyến cao tốc TP.HCM- Cần Thơ bắt đầu từ ga Tân Kiên (Bình Chánh). Hành khách từ tuyến đường sắt quốc gia Hòa Hưng - Bình Triệu và tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nếu muốn đi về miền Tây Nam Bộ sẽ sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng để đến ga Tân Kiên để tiếp tục hành trình. Theo đề xuất trước đây của đơn vị tư vấn, nội dung hướng tuyến (bắt đầu từ ga Thủ Thiêm hoặc ga Hòa Hưng) đều đi xu

Khu kinh tế biển Phú Quốc: 1 trong 5

(Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 06-9-2012) Hữu Hiệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định * chọn Khu Kinh tế (KKT) đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới là 1 trong 5 KKT ven biển của cả nước được tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, mức tối thiểu 65% tổng nguồn hỗ trợ trong kế hoạch hàng năm và 3 năm 2013 - 2015. Đảo ngọc Phú Quốc (ảnh: hiepcantho) Cả nước hiện có 15 KKT ven biển được thành lập với diện tích hơn 662.000 ha và 3 khu khác đang có chủ trương quy hoạch. Nhưng chỉ có một số khu thu hút được các dự án lớn trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, điện, cơ khí, hóa dầu như Dung Quất, Chu Lai ... Theo Bộ KH&ĐT, phần lớn các KKT còn tồn tại nhiều bất cập, chất lượng quy hoạch chưa tốt, đầu tư dàn trải. Việc lựa chọn 5/15 KKT ven biển là giải pháp phải chọn trong điều kiện nguồn lực đầu tư công hạn chế và cũng để tập trung tạo ra “cơ chế đặc thù”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã giao BCĐ Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp các bộ, n

“Hiến pháp không phải để ban ơn cho nhân dân”

Cần phải nhận thức đúng về Hiến pháp theo nghĩa Hiến pháp không phải là thứ ban ơn của Nhà nước dành cho công dân, không phải Nhà nước cho thế nào được thế nấy. Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) hiện nay, người ta nhắc rất nhiều đến Hiến pháp 1946 và tư duy xây dựng luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách thức thiết kế, thể hiện các quyền con người, quyền công dân trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã chứa đựng những tư tưởng tiến bộ mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.   Pháp Luật TP.HCM   đã trao đổi với PGS-TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), xung quanh vấn đề này. .   Phóng viên:   Những giá trị tiến bộ của Hiến pháp 1946 về quyền công dân là gì, thưa ông? +   PGS-TS   Nguyễn Như Phát   (ảnh) : Dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, do bối cảnh chính trị xã hội lúc bấy giờ, những người soạn thảo Hiến pháp 1946 là những người có tài, thức thời và không bị chi phối bởi tư tưởng giai cấp hoặc chính

Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót

TT - Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa có bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”. Báo cáo này đánh giá nhiều chính sách của VN khác biệt, thậm chí không theo xu hướng chung của thế giới. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN (UNDP). Báo cáo nêu nhiều vấn đề, trong đó có nhận xét “tăng trưởng kiểu VN” là nguyên nhân của bất ổn vĩ mô kéo dài, về nguy cơ vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm, về chi tiêu công dàn trải, kém hiệu quả... Người dân nặng gánh thuế, phí Thắt chặt chi tiêu nhưng tiêu dùng chính phủ vẫn tăng Đặc biệt, ngay cả khi xác định ưu tiên kiềm chế lạm phát (như năm 2011), Chính phủ kêu gọi mạnh mẽ thắt chặt tài khóa, song báo cáo cho biết: tiêu dùng của Chính phủ thực chất vẫn tăng khoảng 4%. “Một nghịch lý