Chuyển đến nội dung chính

Nhà cổ thành chuồng gà, dinh tỉnh trưởng nuôi chim

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long (Long An) đang trong tình trạng chờ sập, thậm chí, ngôi nhà cổ nhất trong số này đã trở thành... chuồng gà. Còn ở Tiền Giang, di tích Dinh tỉnh trưởng từng bị cho thuê để nuôi chim yến.
Đến Việt Nam đừng quên thăm Sài Gòn!
Du lịch Cát Bà: "Chém" khách…không hẹn ngày gặp lại!
 
Chuyện lạ kỳ về những ngôi đền thiêng xứ Nghệ
 
Những ‘chốn bồng lai’ đẹp như mơ ở VN
 
Ăn gì khi chơi... phố cổ Hội An?
 

Chăng lưới ngăn ngói rơi

Bốn ngôi nhà cổ Thanh Phú Long (huyện Châu Thành) được xây dựng bởi 3 anh em Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng. Theo gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, 4 ngôi nhà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, theo kiến trúc 3 gian, 2 chái với 4 hàng cột gỗ căm xe, mỗi cột bằng cả vòng tay ôm. Các bức hoành phi, liễn... được chạm trổ thủ công với hình hoa lá, chim thú. Vật liệu dựng cụm nhà này đều là gỗ quý lâu năm, do những nhóm thợ tài hoa ở Huế vào làm ròng rã nhiều năm mới xong.
Bà Ba trong căn nhà đã trở thành phế tích.

Bà Trần Thị Ba - vợ ông Nguyễn Hữu Niên (đã mất, là cháu nội ông Hoanh), người duy nhất sống tại ngôi nhà này nay đã gần 80 tuổi và đang ngày đêm phập phồng lo sợ nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Khi chúng tôi đến, cửa chỉ khép hờ, kêu mãi bà Ba không lên tiếng.

Khẽ đẩy nhẹ cánh cửa, một bầy gà kêu quang quác vỗ cánh bay nháo nhào trong nhà. Ngay lối ra vào là chuồng gà với máng thức ăn, nước uống, nền đất bừa bộn lông, phân gà. Một lúc sau thì bà Ba về. Mở cửa lùa gà ra ngoài, bà Ba mời khách vào nhà trò chuyện.

“Nhà mối mọt nhiều quá, tôi nuôi gà vừa cải thiện cuộc sống, vừa cho gà ăn mối, níu kéo ngôi nhà được lúc nào hay lúc đó...” - bà phân trần.

Bà Ba dẫn chúng tôi đi thăm khắp căn nhà, luôn miệng dặn dò cẩn thận kẻo... ngói rơi vào đầu. Bà kể, năm 2009, Sở VHTTDL tỉnh Long An chi hơn 200 triệu đồng dựng khung thép trùm lên ngôi nhà bà đang ở rồi lợp tôn để... che mưa cho ngôi nhà. Sợ ngói rơi vỡ đầu người trong nhà, cơ quan chức năng dùng lưới B40 chăng bên dưới để... hứng sẵn.

Ông Nguyễn Hữu Tài - Trưởng phòng Xây dựng cơ bản, Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa (Sở VHTTDL tỉnh Long An) cho biết, trong cụm di tích, căn nhà bà Ba đang ở xuống cấp nặng nhất nhưng mấy năm nay chưa có vốn trùng tu. “Chúng tôi đã phối hợp cùng Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng Miền Trung lập dự án trùng tu. Chỉ riêng căn nhà bà Ba đã cần tới 7 tỷ đồng. Hiện vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia chống xuống cấp di tích đã chi khoảng 3 tỷ đồng và chúng tôi sẽ triển khai làm ngay trong năm nay" - ông Tài nói.

Cho thuê di tích giá bèo

Tại Tiền Giang, ngôi nhà cổ xây dựng theo kiến trúc Pháp hoành tráng nhất tỉnh là Dinh chánh tham biện Gò Công (sau này là Dinh tỉnh trưởng), được xây dựng vào năm 1885. Tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Côn (phường 2, thị xã Gò Công), công trình được xây bằng toàn bộ vật liệu được mang từ Pháp sang. Dinh thự đồ sộ với quy mô một trệt một lầu, diện tích khoảng 1.000m2. Thế nhưng dinh này bị bỏ quên hơn 20 năm, mãi đến năm 2006, chính quyền thị xã Gò Công mới xuất ngân sách gần 800 triệu đồng để chống dột cho toàn bộ công trình.

Theo ông Võ Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa thị xã Gò Công, Dinh tỉnh trưởng vừa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012. Công trình này sẽ được trùng tu trong năm 2013 với kinh phí 5 - 10 tỷ đồng.
Đến năm 2007, địa phương cho Công ty Yến Gò Công do ông Trần Bảo Quốc làm giám đốc thuê toàn bộ dinh để nuôi chim yến. Thị xã Gò Công thu của ông Quốc mỗi năm 30 triệu đồng, nhưng “ưu đãi đầu tư” là cho miễn thuế trong 3 năm đầu. Hợp đồng này có thời hạn 15 năm, nếu địa phương muốn hủy hợp đồng phải thông báo trước 2 năm.

Theo ông Quốc, ông đã chi gần 2 tỷ đồng để biến dinh thành nơi nuôi yến. Nhờ đầu tư bài bản và đúng kỹ thuật, chim yến kéo về càng lúc càng đông. Lúc này, người dân thị xã Gò Công mới giật mình khi mỗi ngày hàng ngàn con chim yến bay về dinh, kêu váng cả đầu óc. Cựu chiến binh Lại Văn Dễ - người từng 2 lần được phong Dũng sĩ diệt Mỹ và ông bạn già Mai Văn Nhịn (78 tuổi) đã phản ứng quyết liệt.

“Trong các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi nhiều lần yêu cầu chính quyền phải chấm dứt ngay việc nuôi yến trong dinh. Chim yến ưa độ ẩm từ 80 - 95% nên phải sử dụng máy tạo độ ẩm, mà càng ẩm thì càng làm cho công trình mau mục nát”- ông Nhịn nói.

Bị dư luận phản ứng, đầu năm 2011, thị xã Gò Công thông báo Công ty Yến Gò Công phải trả lại mặt bằng vào cuối năm 2011. Ông Quốc cho rằng công ty vừa đầu tư, chưa kịp thu lợi nên đề nghị địa phương phải thực hiện đúng hợp đồng (thông báo trước 2 năm). Tháng 1.2012, địa phương đã cho tháo dỡ toàn bộ công trình và thu được 6,8kg tổ yến (trị giá khoảng 200 triệu đồng). Ông Quốc khởi kiện yêu cầu UBND thị xã Gò Công phải bồi thường thiệt hại cho công ty ông gần 10 tỷ đồng. Vụ việc vẫn chưa giải quyết xong.
(Theo Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn