Trần Hiệp Thủy
Mấy ngày qua, các tỉnh trong vùng ĐBSCL liên tục
có mưa dông, thời tiết diễn biết bất thường, sạt lở bờ sông xảy ra ở nhiều nơi.
Tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho
biết, lũ vùng đầu nguồn đang lên, dự báo đỉnh lũ cao nhất trong năm tại các trạm đầu nguồn
sông Cửu Long sẽ xuất hiện vào những ngày đầu tháng 10/2012 và có khả năng đạt mức xấp
xỉ mùa lũ lịch sử năm 2000.
Thông tin này đã chấm dứt mọi phỏng đoán về một mùa “lũ thấp, lũ đẹp” trước đó,
ló dạng cơn lũ Nhâm Thìn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.
Các địa phương cần
khẩn trương rà soát mức độ an toàn các công trình
phòng tránh lũ, các khu dân cư, trường
học ven sông, ven kênh rạch, khu vực có khả năng ngập lụt và đề ra phương án chủ
động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu … với yêu cầu không
được chủ quan, lơ là. Còn nhớ, trận lũ lịch sử năm 2000 đã làm chết 539 người (hơn 300 là trẻ em), 212
người bị thương, 890.000 căn nhà, 13.793 phòng học, 383 cơ sở y tế bị ngập,
9.457 căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 62.000 hộ dân phải dời nhà ở, hơn nửa triệu
người phải cứu trợ khẩn cấp. Nhưng suốt 10 năm sau đó, ĐBSCL gần như không có lũ, dễ sinh chủ quan. Lũ năm 2011 mặc dù lớn xấp xỉ năm 2000, nhưng nhờ chủ động phòng tránh,
nên số thiệt hại thấp hơn nhiều so trước đó. Lũ năm 2011 như
liều “thuốc thử” về năng lực ứng phó thiên tai của cấp uỷ, chính quyền, nhân
dân sau 10 năm chuẩn bị, chủ động
phòng tránh; củng cố thêm triết lý “sống chung với lũ” và “vượt
lên đỉnh lũ”. Điều này cần
tiếp tục phát huy trong ứng phó trước lũ Nhâm Thìn đang đến gần.
Thực
tế đã hiển hiện những dự báo khoa học về nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển
dâng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ĐBSCL là hoàn toàn có thật. Việc quy
hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, bố trí dân cư, tổ chức sản xuất của
vùng ĐBSCL đều phải đặt trong bối cảnh tổng thể,
phải tính đến
những mục tiêu ứng phó dài hạn, nhưng cũng không quên những mục tiêu trước mắt
là người dân phải sống, con em phải đi học, vùng đất vựa lúa, vựa cá tôm, vựa
cây này phải tiếp tục được đầu tư phát triển. Các địa phương cần tiếp tục thực
hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn II;
quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất lúa 3 vụ chủ động,
vùng nào không. Cần tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng
Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu
quả, bền vững mà không “ngại” ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đó cũng là cách người đồng bằng vượt qua “lời nguyền - Năm Thìn bão
lụt”.
(Bài trênBÁO LAO ĐỘNG ngày 29-9-2012)
(Bài trênBÁO LAO ĐỘNG ngày 29-9-2012)
Nhận xét
Đăng nhận xét