Chuyển đến nội dung chính

Hình ảnh đất “Chín Rồng” trên đỉnh đồng cố đô

TRẦN HIỆP THỦY
Cửu đỉnh là 9 cái đỉnh đồng ở Đại Nội - Huế được ví như bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh độc đáo được thể hiện qua nghệ thuật đúc đồng điêu luyện của những người thợ xưa. Điều thú vị là vùng đất mới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ với mấy trăm năm khai phá được xuất hiện trên báu vật quốc gia này cùng với các vùng miền khác của cả nước có lịch sử ngàn năm văn hiến.

* Giang sơn gấm vóc và vương quyền triều Nguyễn

Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe. Trên miệng có 2 quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc là “Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi” (1835); bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh từ 3.201 đến 4.307 cân ta. Mỗi đỉnh có khắc 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái... đặc trưng từng tỉnh ở 3 miền Việt Nam. Tổng cộng có 153 hình ảnh, được trang trí một kiểu riêng, biểu hiện sự giàu đẹp mọi miền của Tổ quốc, là cảnh núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền và các quan niệm về vũ trụ và thiên nhiên.

Cửu đỉnh là 9 cái đỉnh đồng ở Đại Nội - Huế được ví như bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh độc đáo được thể hiện qua nghệ thuật đúc đồng điêu luyện của những người thợ xưa.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thì mỗi đỉnh tượng trưng cho vương quyền của mỗi vị vua triều Nguyễn. Cao đỉnh ứng với Gia Long (Thế tổ Cao hoàng đế), Nhân đỉnh ứng với Minh Mạng (Thánh tổ Nhân hoàng đế) và tương ứng là Anh đỉnh (Tự Đức), Chương đỉnh (Thiệu Trị), Thuần đỉnh (Đồng Khánh), Nghị đỉnh (Kiến Phúc), Huyền đỉnh (Duy Tân), Tuyên đỉnh (Khải Định) và vị vua Hàm Nghi ứng với Dụ đỉnh. Thế phả nhà Nguyễn có tất cả 13 vua, nên còn một số vị vua chưa được “xếp” vào Cửu đỉnh như: Thành Thái, Dục Đức (làm vua 3 ngày), Hiệp Hòa (làm vua 4 tháng) và Bảo Đại bị phế truất năm 1945.

* Vùng đất Nam bộ - phần máu thịt quốc gia

ĐBSCL gắn liền với vùng đất Nam bộ xuất hiện trên Cửu đỉnh qua hình ảnh về Phú Quốc, Thổ Chu nằm trong nhóm Nam Hải (vùng biển Nam) khắc ở Nhân đỉnh, tượng trưng cho lòng Nhân ái (tên thụy của vua Minh Mạng). Trong vùng biển này có nhiều hình ảnh miêu tả các hòn đảo Đại Kim, Mảnh Hảo, Nội Trức tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia. Vùng biển phía Tây (Tây Hải) giáp với vịnh Thái Lan được khắc trên Chương đỉnh, tượng trưng cho ánh sáng, đồng thời là tên thụy của vua Thiệu Trị. Những “chứng tích lịch sử” bằng hiện vật này cho thấy, từ rất xưa, ông cha ta và triều đình nhà Nguyễn đã ý thức rất cao về chủ quyền biển đảo ở Đông - Tây Nam Tổ quốc và chủ quyền về vùng đất Nam bộ.

Trong 153 hình ảnh được chọn khắc trên Cửu đỉnh, có nhiều sản vật chung của cả nước; trong đó có “đặc sản” của vùng sông nước Cửu Long và biển đảo Đông -Tây Nam Tổ quốc. Đó là hình ảnh về cây lúa tẻ, lúa nếp, cá lóc, cá rô, con ngao, con sò huyết, hoa sen, quả xoài, quả mít, củ tỏi, củ gừng, củ nghệ... cùng những hình ảnh lớn như con sông, cửa khẩu, một số hình ảnh ở Hà Tiên và miền Tây Nam bộ. Sông Tiền, sông Hậu là 2/9 con sông tự nhiên, kinh Vĩnh Tế là 1/9 con kinh đào của cả nước được chọn khắc chạm trên Cửu đỉnh.

Nghiên cứu các cảnh được chọn, ta thấy vua Minh Mạng thấu hiểu giang sơn gấm vóc Việt Nam vô cùng thâm hậu. Sông Tiền, Sông Hậu, vùng biển đảo Phú Quốc, Côn Đảo (hiện nay thuộc địa giới hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng thời gian dài thuộc ĐBSCL) không chỉ là vùng đất mới phía Nam, mà còn gắn liền với những giai thoại, cuộc đời bôn ba của Nguyễn Ánh - Vị Cao tổ hoàng đế sáng lập Vương triều Nguyễn… Có lẽ việc vua Minh Mạng cho khắc họa những hình ảnh của “vùng đất mới” này trên Cửu đỉnh để “ghi ơn” tiên đế, nhưng vượt lên trên ý thức vương quyền chắc chắn là ý thức khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc đã được xác lập trên toàn lãnh thổ và biển đảo nước ta từ xa xưa. 

Cửu đỉnh xứng đáng là một “Tượng đài văn hóa Việt”. ĐBSCL rất đáng tự hào là một phần “giang sơn, gấm vóc” được khắc họa trong “Tượng đài văn hóa” đó. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...