Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

VTV1 Chào buổi sáng: PCI ĐBSCL năm 2012

VCCI tổ chức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh địa phương PCI. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã gây nhạc nhiên với kết quả có 2/3 tỉnh và 6/10 tỉnh trong vùng trong top đầu cả nước. Đồng Tháp, An Giang chiếm vị trí dẫn đầu và á quân, vượt qua Lào Cai - đứng đầu bảng xếp hạng năm trước, bỏ xa các "điểm sáng" nhiều năm liền như Đàng Nẵng, Bình Dương. Thứ hạng cao là tốt, nhưng cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn mới là việc cần.  Click vào để xem VideoClip  VTV:  Cải thiện môi trường đầu tư vùng ĐBSCL   04/05/2013, 18:02:31  (VTV Cần Thơ) - Kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI) năm 2012 cho thấy vùng ĐBSCL đã có sự cải thiện rõ rệt ở môi trường đầu tư ở tính năng động. Tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định sẽ tạo động lực thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như giúp các tỉnh đạt được thứ hạng cao trong những năm tiếp theo. Chính vì thế, làm thế nào tiếp tục giữ vững thứ hạ

Bỏ môn văn ngoài cổng trường đại học

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 67 - Thứ năm 28/03/2013 03:00 Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay, các trường khối văn hóa - nghệ thuật (khối C) và trường có tuyển sinh ngành nghệ thuật (khối H, N, S) không tổ chức thi tuyển môn văn mà chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học trung học phổ thông (THPT). Môn văn đã bị bỏ lại ngoài cổng trường ĐH. Nữ sinh Miền Tây khát vọng vươn lên Tất nhiên, lãnh đạo các trường được bỏ thi môn văn phấn khởi. Trước cảnh “túng quẩn” của nhiều trường ĐH, CĐ tuyển không đủ chỉ tiêu, phải “vơ vét thí sinh” bằng cách hạ điểm chuẩn, chờ đợi cầu may lượng thí sinh bị “dạt ra” từ các trường nhóm trên; thậm chí phải “phá rào” xin giảm điểm sàn, thì việc bỏ thi môn văn đã “cứu nguy” cho các trường này “bàn thua trông thấy”. Cùng với môn sử “hàng ngàn điểm không”, việc dạy và học văn “đang có vấn đề”, bộc lộ rõ nhất qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Thay vì được củng cố, nâng chất môn học, thì

Một góc nhìn hiện trạng giao thông ĐBSCL

Phóng sự của Nguyễn Phú Huân VTC16 đề cập những bất cập trong đầu tư, khai thác, sử dụng giao công trình giao thông ĐBSCL. Click vào để xem VideoClip

Lúa chất lượng cao khó tiêu thụ do đâu?

Thực hiện: Nguyễn Phú Huân – Nguyễn Văn Tuấn.  Thời lượng: 3 phút Đến thời điểm này, vụ lúa Đông Xuân tại ĐBSCL đã thu hoạch được hơn 50%. Một thực tế đang diễn ra là thương lái và doanh nghiệp chỉ chú trọng mua lúa thường tức là loại IR 50404 để chế biến, xuất khẩu. Trong khi đó, lúa chất lượng cao và lúa thơm, vốn được Bộ NN&PTNT khuyến khích mở rộng diện tích trong vụ này lại khó tiêu thụ hoặc chỉ bán được mức giá thấp hơn nhiều so với mọi năm. Vì sao tồn tại nghịch lý này, mời quý vị theo dõi phóng sự sau đây. Click vào để xem VideoClip

Khởi động MDEC - Vĩnh Long 2013: ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

Click vào để xem VideoClip của Đài PTTH TP. Cần Thơ

Trồng lúa như chơi lô-tô

Hữu Hiệp Việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa để có phẩm cấp gạo tốt, nâng cao giá trị hạt gạo chắc chắn là chủ trương đúng. Nhưng tiếc thay, do “mạnh ai nấy làm” đã đẩy nông dân vào cảnh trồng lúa như chơi chơi lô-tô, phó mặc cho may rủi. C họn giống lúa nào luôn là câu hỏi khó cho nông dân. Vụ mùa trước, giống IR 50404 bị coi là thủ phạm gây ế hàng, khó tiêu thụ. Người ta trách nông dân “nói hoài không nghe”, đua nhau trồng giống lúa tuy cao sản, kháng sâu bệnh, nhưng ngặt nổi phẩm cấp thấp, dân “ngoại quốc không chịu ăn”, không bán được. Giúp dân gỡ khó, ngành nông nghiệp đưa ra khuyến cáo về tỷ lệ các giống lúa cần lựa chọn, nên có bao nhiêu % diện tích lúa thường (cấp thấp), bao nhiêu lúa thơm cao cấp. Rồi phải “Tổ chức điều tra cơ cấu giống lúa đã gieo sạ để nắm chắc diện tích giống IR 50404 đã gieo, đối với diện tích còn lại, giao trách nhiệm cho chính quyền xã hướng dẫn nông dân hạn chế hoặc không gieo giống IR 50404; đảm bảo trong phạm vi toàn tỉnh giống IR 50404 không vượ

PCI 2012: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long : Vì sao thăng hạng ?

(DĐDN) Chỉ số PCI vừa được VCCI công bố cho thấy, không chỉ có Đồng Tháp và An Giang đứng đầu bảng xếp hạng mà các tỉnh khác của ĐBSCL cũng chiếm tới 9/17 tỉnh ở nhóm tốt đồng thời không có tỉnh nào trong khu vực có điểm số dưới mức khá. Các địa phương hãy xem vai trò vị trí của DN, nhà đầu tư như một nhà tư vấn cho chính quyền chứ không phải là đối tượng để quản lý. Hiện vùng ĐBSCL có 3 tỉnh trong Top 5 của PCI năm 2012, còn nếu tính trong Top 10 PCI thì vùng ĐBSCL có 6 tỉnh. Điều này cho thấy, chính quyền các tỉnh khu vực ĐBSCL đã có những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh biết chia sẻ cùng DN Theo ông Edmund Malesky - Trưởng nhóm Tư vấn năng lực cạnh tranh VN cho biết, các vị lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL không chỉ năng động, quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc của từng DN, hiệp hội DN, các tỉnh khu vực này còn nắm chắc đường lối phát triển của các tỉnh lân cận nên họ cùng nhau chia s

Phá sản ngân hàng: Có hay không?

Tác giả:   Thanh Phong - Ngọc Dương Trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền  nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư về xử lý ngân hàng yếu kém, trái với lời khẳng định trước đó không lâu là “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”. Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản. Và cả thị trường dường như đều có chung niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra. Nhưng niềm tin đó liệu có còn đúng, khi trong Thông tư 07/2013 của Ngân hàng Nhà nước mới đây đã xuất hiện cụm từ “phá sản”? 3 con đường cứu ngân hàng Việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư 07 đã tạo ra bất ngờ, bởi chỉ nửa năm trước, sau sự cố Bầu Kiên, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”. Trong lịch sử, đây cũng không phải là lần đầu Ngân hàng Nhà nước xử lý các