Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip.HGTV.Liên kết vùng ĐBSCL từ góc nhìn Hậu Giang

Phỏng vấn ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng vụ Kinh tế,  Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 30/07/2013 (HGTV) Phóng viên Thời sự trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về chuyện liên kết của các tỉnh ĐBSCL. Trong sản xuất kinh doanh, việc liên kết là một yêu cầu tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường. Nói một cách khác liên kết là sự phân công lao động và chia sẻ lợi nhuận hợp lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Với thực trạng của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc liên kết ở cấp vùng là một nhu cầu cấp bách nhất là từ khi Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xung quanh nội dung này phóng viên Thời sự có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp- Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Phóng viên: Để tạo tiền đề cho việc liên kết vùng thì Hậu Giang đã tiến hành quy hoạch 10 loại nông sản chủ lực là từ nay đến năm 2015. Vậy thì ông có thể đánh giá việc quy hoạch này có ý nghĩa như

Nhà nông cực nhọc, lợi nhuận lại thấp

Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 23/07/2013 TTCT - Gặp gỡ ông Lê Văn Lam (62 tuổi, ấp Tuyết Hồng, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) - người nông dân cách đây năm năm (tháng 5-2008) đã gửi thư đến Thủ tướng nói về những khó khăn và nguyện vọng của nông dân trong thời “bão giá”. Vụ hè thu 2013 lúa khó bán giá thấp kéo dài, nông dân đành chở lúa về nhà phơi trữ  Ông Lê Văn Lam - Ảnh: Tấn Đức Theo ông, hiện tại nông dân gặp khó nhất ở khâu nào? - Việc tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua giá nông sản hàng hóa lên xuống thất thường là do sản phẩm làm ra quá thừa hoặc thiếu. Những người làm quản lý, điều hành đã không bám sát thực tế. Lẽ ra ngành nông nghiệp phải tiến hành khảo sát thổ nhưỡng, địa hình, xác định đặc điểm của từng địa phương, từng vùng đất, nơi nào đất đai và điều kiện khí hậu thích hợp cho trồng lúa, nơi nào trồng cây màu, nơi nào phù hợp việc chăn nuôi gia súc gia cầm... rồi trên cơ sở đó lập quy hoạch vùng nuôi trồng. Có thể những việc này người ta

Khởi động MDEC - Vĩnh Long 2013. THVL

Khởi động MDEC – Vĩnh Long 2013 23-07-2013 Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL năm 2013 sẽ do tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức. Đây là một trong những sự kiện kinh tế – chính trị- xã hội  không chỉ mang tính cấp vùng, mà có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá tiềm năng – lợi thế của các tỉnh trong khu vực với các bộ – ngành trung ương, các tỉnh – thành trong cả nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH trong vùng phát triển. Đến nay công tác chuẩn bị cho MDEC Vĩnh Long 2013 đã  khởi động với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ- ngành trung ương,  ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ban chỉ đạo diễn đàn và ban thư ký diễn đàn. Với chủ đề "ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh” , diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL lần này nhằm khẳng định:  Việc hướng đến nền kinh tế xanh là giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững v

BÁO CÁO SỐ 151/BC-BTP NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

Posted on   25/07/2013   by Civillawinfor Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi là BLDS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2006) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự. Bộ luật này cũng là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự). Qua thực tiễn thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự; góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng

Đọc Hồ Biểu Chánh

Quãng 10 năm nay, sách của nhà văn Hồ Biểu Chánh được tái bản nhiều; gần đây, một số tác phẩm văn học phản ánh đặc sắc xã hội Nam bộ đầu thế kỷ 20 của ông cũng được dựng phim. Vì sao trong thời buổi “số hóa” hôm nay, cái “cốt cách quê mùa” trong văn chương Hồ Biểu Chánh lại phục sinh trong lòng người mạnh như vậy? Có thể tìm được câu trả lời qua cuốn Hồ Biểu Chánh - người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của nhiều tác giả, do NXB Văn Nghệ ấn hành từ tháng 3.2006, mà nay không còn thấy trong nhiều nhà sách. Trước hết, xin đọc đoạn văn cụ Hồ Biểu Chánh miêu tả cảnh chợ đêm ở Sài Gòn năm 1937 mà tập sách này trích in ở bìa 4 như một điển hình về văn phong của cụ: “Tại các cửa lớn, người ta tụ lại chật nức, trai chải dầu láng mướt, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà khói bay tưng bừng, mẹ dắt tay bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi, tốp chen lấn mua giầy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng, chung