Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cuộc đổi ngôi thú vị

Trần Hữu Hiệp SGGP, thứ tư, 03/12/2014, 01:18 (GMT+7) Kể từ khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực đã cải cách mạnh mẽ khâu “tiền đăng”, thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư thông thoáng hơn nhiều. Nhưng thời gian qua, nạn giấy phép con và cơ chế “xin - cho” vẫn còn hoành hành nhà đầu tư, cản trở “quyền tự do kinh doanh” đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Trong thực tế, quyền này gần như bị vô hiệu hóa bởi “rào chắn”: Ngành nghề kinh doanh phải được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh. Vì vậy, để được việc, người có quyền (nhà đầu tư) phải trở thành “bên đi xin”, phải tốn “phí bôi trơn”; bên có nghĩa vụ (công chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) mặc nhiên trở thành “bên cho”. Để duy trì đặc quyền, đặc lợi, “bên cho” tìm cách trì hoãn nghĩa vụ, nhũng nhiễu “bên xin”. Thế nhưng nay đã khác. kiểm tra hồ sơ cấp ĐKKD bằng mã vạch - cải cách hơn 10 năm trước Luật Đầu tư (sửa đổi) với 7 chương và 76 điều và Luật Doanh nghi

Tác hại của các “túi nước” đầu nguồn Mê Công

Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 04/12/2014 Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa phối hợp Văn phòng Ủy ban quốc gia sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Phát triển Sáng Tạo Xanh và các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng tổ chức các buổi tham vấn cộng đồng dân cư về tác động của việc xây dựng các đập thủy điện (TĐ) trên dòng chính sông Mê Công. Dòng Mekong chảy qua Champasak, Nam Lào - nơi Lào định xây đập thủy điện Don Sahong chặn dòng Không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học cung cấp thông tin tình hình, mà chính những nông dân miền Tây đã bày tỏ quan ngại và phản đối việc xây đập TĐ trên dòng chính Mê Công. Lào và Campuchia có kế hoạch xây dựng 11 đập TĐ. Đập Xayaburi của Lào đã hoàn thành khoảng 30%. Phía Lào đang xúc tiến việc xây con đập thứ 2 là Don Sahong. TĐ Mê Công đã gây nhiều tranh cãi, một số người vì lợi ích cục bộ hoặc thiếu thông tin đã tạo ra cái gọi là “truyền thuyết hiện đại” với những nhận định sai lầm như: (1) Việc xây đập TĐ trên lãnh thổ của một quốc gia, nước khác

Uber Taxi Việt Nam: Uber là gì?

(Techz.vn) Mới đây xuất hiện một loại hình dịch vụ taxi mới tại Việt Nam khiến không ít người tò mò về dịch vụ mới này như thế nào. Hôm nay hãy cùng Techz.vn tìm hiểu loại hình dịch vụ taxi mới xuất hiện này. Vậy Uber là gì? - Uber là dịch vụ hoạt động trên  điện thoại  dưới dạng  ứng dụng , giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Dịch vụ này được định giá lên tới 17 tỷ USD và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới . - Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Có rất nhiều xe sang với những tên tuổi nổi tiếng như Mercedes-Benz,... - Hiện tại Uber có mặt tại TP.HCM và Hà Nội. Uber đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và sẽ sớm có mặt tại Hà Nội vào thời gian tới. (Ảnh mình hoạ) Ra đời từ năm 2009, ứng dụng Uber cho phép người dân kết nối trực tiếp với những lái xe có nhu cầu cho đi nhờ - một hình thức rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại h

Gỡ nút thắt tái cơ cấu nông nghiệp

                                                                                                                  LÊ MINH HOAN                                                                                                           (Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp) Báo SGGP, Thứ hai, 01/12/2014, 00:59 (GMT+7) Chuyện tái cơ cấu nông nghiệp đã được bàn nhiều, bàn mãi, rồi đụng tới liên kết vùng, đụng tới cơ chế… Ai mà chẳng biết, muốn làm nông nghiệp hiệu quả cao thì phải liên kết vùng, rồi phân công hợp lý, tạo ra mô hình sản xuất lớn, năng suất cao, giá thành giảm… Tuy nhiên, trên thực tế mỗi tỉnh có một cơ chế, chính sách riêng; để thống nhất với nhau không hề đơn giản. Ngoài chuyện liên kết vùng, vấn đề cần được tính đến là biến đổi khí hậu. Nhưng để giải quyết việc này không phải cấp tỉnh làm được, mà phải Trung ương, tầm quốc gia, vĩ mô… Với hàng loạt chuyện như thế, nên tôi nghĩ rằng phải tính toán hợp lý để giải phương trình từng bước một. Ở Đồng Tháp, khi xây dựng đề án

Phía sau “ngôi vị” hàng đầu thế giới

Trần Hữu Hiệp SGGP, t hứ năm, 27/11/2014 Việt Nam tự hào là “người lính xung phong” trên mặt trận an ninh lương thực thế giới. Từ một nước thiếu đói trong thập niên 80, sau 2 năm trở lại thị trường xuất khẩu, nước ta đã nhanh chóng chiếm vị trí cường quốc thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và luôn nằm trong “tốp 3” suốt 1/4 thế kỷ qua. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ khoảng 5.000ha vùng nuôi (nay chỉ còn hơn 3.000ha), trong một thời gian ngắn, con cá tra Việt Nam đã “bơi” ra gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 98% thị phần cá tra xuất khẩu toàn cầu, trở thành sản phẩm đặc hữu có một không hai, làm lu mờ các sản phẩm cá nheo của Mỹ và các cường quốc cá da trơn trên thế giới. Cùng với cây lúa, con cá, từ năm 2012, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) đã xác nhận Việt Nam vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới. Tương tự, hạt tiêu chiếm vị trí số 1 khi xuất khẩu cao hơn gần gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Hạt điều Việt Nam cũng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Đến

Thư viện VideoClip: TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ ĐBSCL

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: Bài toán ly nông ở ĐBSCL

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 20/11/2014 Di cư tự do, tự phát, bị động sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội, những bất ổn về an ninh, trật tự, giao thông, môi trường, tác động xấu đến khu vực đô thị và tác động xấu ngược trở lại khu vực nông thôn. ĐBSCL hiện có một bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ tuổi bỏ ruộng đồng lên thành thị mưu sinh. Vì sao nông dân, thanh niên nông thôn phải ly nông trong khi chúng ta đang đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngày càng có nhiều xã xây dựng NTM được công nhận? Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn rời bỏ ruộng đồng ra thành phố ...  Thực trạng này cần được nhìn nhận, đánh giá trên cả 2 mặt, tích cực và tiêu cực của nó. Xem đây là một chỉ dấu quan trọng để rà soát lại kết quả triển khai các chủ trương lớn về tam nông, về xây dựng NTM, giải quyết việc làm, đào tạo nghề… để có chủ trương, cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp thích hợp. Xét trên bình diện

Mở “nút thắt cổ chai” cho ĐBSCL

Báo Lao Động, ngày 13/11/2014 Trần Hữu Hiệp Sinh thời, khi bàn về giải pháp “đột phá” cho giao thông ĐBSCL, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng lo ngại, nếu tuyến cao tốc (CT) TPHCM - Trung Lương chỉ dừng lại ở đó, dù có mở rộng QL1 đến Cà Mau, thì giao thông bộ vẫn bị nghẽn “nút thắt cổ chai”. Tuyến CT Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư nhằm “mở nút thắt” đó. Sau khi được phát lệnh khởi công năm 2009, tuyến CT Trung Lương - Mỹ Thuận đã đứng yên do khó khăn về vốn, chủ đầu tư trả lại dự án; nay theo thông tin từ ngành chức năng, đang chuẩn bị khởi công lại vào tháng 12.2014. TCty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư) đã báo cáo Bộ GTVT về tiến độ dự án. Phương án được chủ đầu tư đề xuất là chọn nhà đầu tư thứ cấp, theo hình thức đối tác công - tư (PPP). đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương  Đoạn CT Trung Lương - Mỹ Thuận dài 54km, tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỉ đồng, có 4 làn xe, chỉ dành riêng cho xe cơ giới, dự kiến sẽ được tiếp tục mở rộ