(Techz.vn) Mới đây xuất hiện một loại hình dịch vụ taxi mới tại Việt Nam khiến không ít người tò mò về dịch vụ mới này như thế nào. Hôm nay hãy cùng Techz.vn tìm hiểu loại hình dịch vụ taxi mới xuất hiện này.
Vậy Uber là gì?
- Uber là dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Dịch vụ này được định giá lên tới 17 tỷ USD và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới
. - Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Có rất nhiều xe sang với những tên tuổi nổi tiếng như Mercedes-Benz,...
- Hiện tại Uber có mặt tại TP.HCM và Hà Nội.
Uber đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và sẽ sớm có mặt tại Hà Nội vào thời gian tới. (Ảnh mình hoạ)
Ra đời từ năm 2009, ứng dụng Uber cho phép người dân kết nối trực tiếp với những lái xe có nhu cầu cho đi nhờ - một hình thức rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại hơn 100 thành phố của 36 quốc gia nhưng bị coi là "dịch vụ đen."
Uber kiếm tiền như thế nào?
Doanh thu của Uber đến từ hoa hồng thông qua việc kết nối chủ ôtô với người cần di chuyển. Cụ thể, người cần di chuyển chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với một chủ xe. Không chỉ thôngbáo trước chi phí của chuyến đi, Uber còn tăng độ an toàn cho hành khách bằng cách cung cấp những thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón.
Dịch vụ này đang cực kỳ thành công ở nước ngoài và đang được định giá 17 tỷ đô.
Đối với chủ xe, Uber cho phép họ tăng thu nhập thông qua việc chở thêm khách mà không phải gò bó thời gian làm việc như tài xế taxi. Không chỉ vậy, tỉ lệ ăn chia trên doanh thu giữa Uber và chủ xe cũng hấp dẫn hơn so với taxi vì hãng này không phải đầu tư xe hay hệ thống tổng đài điều phối. Mô hình doanh thu chung của Uber trên thế giới là chủ xe hưởng 80%, Công ty lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến.
Uber có ảnh hưởng như thế nào đến taxi truyền thống?
Uber từng đối mặt với một số vấn đề pháp lý. Tháng 5/2011, hãng này từng nhận được thư yêu cầu ngừng hoạt động từ Cơ quan Vận tại thành phố San Francisco vì sử dụng tài xế taxi không có giấy phép hành nghề và Ủy ban Dịch vụ công cộng California vì sử dụng xe limousine chưa được cấp phép. Đến ngày 11/6, hàng nghìn tài xế taxi tại châu Âu biểu tình phản đối Uber và đe dọa làm loạn giao thông nếu chính quyền nước họ không cấm Uber. Ngoài Uber, cũng có vài ứng dụng taxi trên điện thoại thông minh vấp phải phản đối từ các tài xế taxi truyền thống ở châu Âu.
Các tài xế của hãng taxi nổi tiếng của London cũng như các hãng taxi truyền thống ở thủ đô Roma (Italy), Paris (Pháp), Berlin (Đức) và thành phố Milan (Italy) đồng loạt phản đối việc Uber đào tạo tài xế "ồ ạt" và tăng cường cung cấp dịch vụ thuê xe dành cho những người chưa được cấp bằng lái, do cho rằng điều đó trực tiếp gây ảnh hưởng tới lượng khách hàng của họ.
Tại Pháp, ước tính có khoảng 10.000 phương tiện đang hoạt động dưới sự điều hành của các hãng taxi "phi truyền thống". Tài xế của những chiếc xe này chỉ được phép đón những khách hàng đã ưu tiên đặt chỗ trước mà không được bắt khách gọi xe dọc đường.
Điều đáng chú ý hơn cả, những tài xế này không phải mất tới 240.000 euro để có được bằng lái theo như yêu cầu của chủ những hãng taxi truyền thống.
Sự bất bình của các tài xế taxi đã được bày tỏ thông qua một loạt cuộc bãi công từng gây ách tắc tại các tuyến đường chính trên khắp nước Pháp. Tình hình giao thông của nước này có thể sẽ tiếp tục bị "bóp nghẹt" khi cuộc biểu tình ngày 11/6 của các tài xế taxi diễn ra đồng thời với một cuộc đình công riêng rẽ của các nhân viên ngành đường sắt Pháp.
Nghiệp đoàn taxi tại Pháp thông báo các tài xế tham gia biểu tình tập hợp trước hai sân bay chính của Paris là Charles de Gaules và Orly, và sẽ tiến dần vào trung tâm thủ đô.
Các cuộc bãi công tương tự trong suốt cả ngày cũng có khả năng xảy ra tại Milan, Berlin và Hamburg (Đức). Tuy nhiên, tại thủ đô Roma của Italy, các tài xế taxi dự định sẽ tiến hành biện pháp phản đối trái ngược với các đồng nghiệp tại Pháp, bằng cách chỉ thu của khách 10 euro một lần đi taxi nhằm phá giá so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, phản ứng trước hành động của các tài xế taxi, hãng Uber cho biết họ sẽ giảm giá 50% cho các dịch vụ tại Paris.
Phân khúc nào của Uber tại thị trường Việt Nam?
Công ty trị giá 17 tỷ đô này đã có mặt trên hơn 100 quốc gia, nhưng doanh thu khổng lồ của họ chỉ đến từ 5 thành phố chính. Hay nói theo cách khác, Uber đang theo đuổi một kế hoạch dài hơi: họ muốn đặt chân sớm đến mọi thị trường tại mọi quốc gia, trước khi những sản phẩm bắt chước tại bản địa có cơ hội để trở lên lớn mạnh. Tuy nhiên, con đường phía trước còn dài. Uber sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ những công ty taxi bản địa và cả những rào cản văn hóa.
Những thành phố như Hồ Chí Minh có kiểu văn hóa chơi xe sang rất riêng. Đa số dòng xe sang đen bóng của BMW và Mercedes được sở hữu bởi tầng lớp trung lưu cao cấp và giàu có ở thành phố lớn. Họ sở hữu những chiếc xế hộp và thuê tài xế riêng. Có thể họ sẽ không cho phép những tài xế này kiếm thêm thu nhập bằng việc hợp tác với Uber.
Trang chủ Uber đã cho phép tài xế đăng ký cung cấp dịch vụ tại TP Hồ Chì Minh Việt Nam đang đau đáu với những cú hích trong ngành giao nhận, và Uber có thể chung tay góp sức.
Nếu tầm nhìn của người sáng lập Uber, ông Travis Kalanik, thật sự quan tâm nghiêm túc với những mảng giao nhận khác như giao kem, hoa, người Việt sẽ chào đón họ với vòng tay đón mời. Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội đều đang thiếu hệ thống tàu điện mặc dù rất khao khát. Một lần nữa, Uber, GrabTaxi và Easy Taxi đều đang lãnh góp phần "giải cơn khát" này.
Mời bạn đón đọc kỳ 2: Uber liệu có đáng dùng?
Đăng ký tài khoản Uber Tại đây
Mã khuyến mại để được được cộng 200.000 VNĐ vào tài khoản:
OCMKO
Uber và câu chuyện “Không quản được thì cấm”
Thứ sáu, 05/12/2014, 01:11 (GMT+7)
Câu chuyện về taxi Uber lẽ ra sẽ rất dài dòng và gay cấn nếu không có một phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: “Uber giá thấp hơn taxi thông thường, người dân được hưởng lợi, sao ta không hợp pháp hóa để quản lý nó, phải bỏ ngay tư tưởng “không quản được thì cấm”. Điều đáng nói là, phát ngôn này được đưa ra ngay sau khi một lãnh đạo của Bộ GTVT khẳng định với báo giới: Taxi Uber đang hoạt động trái phép tại Việt Nam, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý đối với taxi Uber, có biện pháp ngăn chặn việc vi phạm pháp luật (nếu có) của các tổ chức, cá nhân ứng dụng phần mềm Uber để kinh doanh.
Dù chưa thể khẳng định taxi Uber có được hoạt động ở Việt Nam hay không và bao giờ loại hình dịch vụ này sẽ được hợp pháp hóa nhưng rõ ràng, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng về tư duy của không ít người quản lý, đó là “không quản được thì cấm”.
Lâu nay, “không quản được thì cấm” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân khi nói về các văn bản, quy phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực. Ở lĩnh vực giao thông, mới đây, dư luận đã ồn ào vì việc các cơ quan chức năng ra lệnh cấm người dân đội nón bảo hiểm giả trong khi thế nào là nón bảo hiểm giả và tại sao hàng giả lại tràn lan trên thị trường thì không có lời giải đáp thỏa đáng.
Với ngành y tế, nhiều người hẳn chưa quên việc ngành này dự định cấm “người nhẹ cân”, hay “ngực lép” được điều khiển xe máy trên 50 phân khối mà không cần biết họ đã từng điều khiển ra sao và nếu không được điều khiển tiếp thì cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào. Ở lĩnh vực nông nghiệp, một thông tư của Bộ NN-PTNT cũng bị phản đối kịch liệt khi quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ.
Mới đây nhất, dư luận lại tá hỏa vì một quy định rất bất khả thi trong dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh rượu bia của Bộ Công thương, cấm bán bia cho phụ nữ có thai và cho con bú, cấm bán bia ở vỉa hè hoặc qua các điểm bán hàng, trong khi không biết đơn vị nào sẽ đứng ra quản lý việc bán hàng này, lấy quy định nào ra xử phạt. Tương tự, ở lĩnh vực văn hóa, Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL cũng được cho là mù mờ khi cấm dùng tên danh nhân đặt tên doanh nghiệp nhưng lại không đưa ra quy định thế nào là danh nhân…
Tất nhiên, những quy định không xuất phát từ thực tiễn, không lấy an sinh xã hội làm gốc đều gặp phải phản ứng dữ dội của người dân và sau đó nhanh chóng “chết yểu”. Câu chuyện “không quản được thì cấm” và sau đó “không cấm được thì phạt” chỉ khiến cho hình ảnh của cơ quan quản lý, của những người làm luật trong con mắt người dân bỗng trở nên kỳ dị.
Trở lại câu chuyện taxi Uber, nếu cấm cũng khó cấm triệt để vì thực tế người dân vẫn muốn sử dụng loại dịch vụ vừa nhanh, vừa rẻ hơn nhiều so với loại taxi truyền thống này. Kết quả là, nhà nước vẫn không thu được đồng thuế nào, người dân thì phải lén lút để sử dụng dịch vụ, việc cấm cản khi đó chỉ tạo điều kiện cho những “con sâu làm rầu nồi canh” tranh thủ trục lợi. Chính vì vậy, tìm cách để taxi Uber hoạt động hợp pháp đã được nhiều người dân đồng tình ủng hộ.
Tất nhiên, những quy định không xuất phát từ thực tiễn, không lấy an sinh xã hội làm gốc đều gặp phải phản ứng dữ dội của người dân và sau đó nhanh chóng “chết yểu”. Câu chuyện “không quản được thì cấm” và sau đó “không cấm được thì phạt” chỉ khiến cho hình ảnh của cơ quan quản lý, của những người làm luật trong con mắt người dân bỗng trở nên kỳ dị.
Trở lại câu chuyện taxi Uber, nếu cấm cũng khó cấm triệt để vì thực tế người dân vẫn muốn sử dụng loại dịch vụ vừa nhanh, vừa rẻ hơn nhiều so với loại taxi truyền thống này. Kết quả là, nhà nước vẫn không thu được đồng thuế nào, người dân thì phải lén lút để sử dụng dịch vụ, việc cấm cản khi đó chỉ tạo điều kiện cho những “con sâu làm rầu nồi canh” tranh thủ trục lợi. Chính vì vậy, tìm cách để taxi Uber hoạt động hợp pháp đã được nhiều người dân đồng tình ủng hộ.
Bỏ tư duy “không quản được thì cấm” đã được nhắc đến nhiều lần, ở nhiều diễn đàn nhưng có lẽ nó không đơn giản đối với những bộ máy quản lý đã có “thâm niên” trì trệ. Thực tiễn cuộc sống luôn vận động về phía trước, tốc độ vận động ngày một nhanh, nếu các cơ quan quản lý không nhanh chóng thay đổi tư duy thì các cơ chế chính sách sẽ luôn bị tụt hậu, không những không đáp ứng được nhu cầu phát triển mà còn là những “hòn đá tảng” cản trở sự phát triển của xã hội. Bỏ tư duy “không quản được thì cấm” bắt đầu từ đâu nếu không phải là từ những cơ quan đầu não, từ những vị tư lệnh ngành như Bộ trưởng Đinh La Thăng? Rất mừng là chúng ta cũng đã thấy có một luồng gió mới trong việc bỏ tư duy “không quản được thì cấm” từ Quốc hội khi sửa đổi 2 luật rất quan trọng, đó là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Từ băn khoăn của người đứng đầu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Cấm thế này thì cấm hết à?”, các cơ quan soạn thảo đã rút gọn danh mục các ngành nghề bị cấm từ 51 ngành nghề xuống còn 6 ngành nghề, còn lại chuyển sang kinh doanh có điều kiện. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ được kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm. Và như vậy, lần sửa đổi này đã cởi bỏ những sợi dây trói, xóa bỏ những vòng kim cô mà doanh nghiệp càng vùng vẫy càng bị buộc chặt trong suốt hàng chục năm qua.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh, trong nguyên tắc làm luật, điều gì có lợi ích nhất cho đại chúng thì phải áp dụng, không thể lấy vi phạm của một vài cá nhân, một vài tập thể nhỏ để mà bắt tất cả phải đi theo, phải bị quản lý chặt lại. Xã hội nào, dù chặt chẽ đến đâu cũng luôn có những hành động lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kinh doanh trái phép, vi phạm luật pháp, chúng ta sẽ có biện pháp, chế tài để kiểm soát và xử lý số ít vi phạm nhưng vẫn phải tạo ra sự thông thoáng vì lợi ích chung cho toàn xã hội.
BÍCH QUYÊN
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2014/12/369015/#sthash.E5y6kSsE.dpuf
Nhận xét
Đăng nhận xét