Trần
Hữu Hiệp
Hỗ
trợ cải cách thể chế, tăng cường liên kết vùng (LKV), xây dựng hệ thống thông
tin vùng là 3 hợp phần ưu tiên thuộc Dự án “Phát triển nông thôn tổng hợp nhằm
cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL” trị giá
300 triệu USD sẽ được Ngân hàng Thế giới (WB) ưu tiên hỗ trợ vùng ĐBSCL trong
thời gian tới.
Đầu
tháng 12.2014, bà Anjali Acharya - Chủ nhiệm dự án - cùng các chuyên gia của WB
đã có chuyến khảo sát và làm việc với Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) và 2
tỉnh An Giang, Cà Mau để hoàn thiện nội dung dự án.
Theo bà Anjali Acharya, ĐBSCL có nhiều tiềm năng và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhưng đang đối mặt trước thách thức kép là BĐKH, nước biển dâng và tác hại của việc xây các đập thủy điện trên dòng chính Mekong cũng như tình trạng đê bao cục bộ, sản xuất lúa vụ 3, sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp … Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, an toàn và trù phú trong tương lai, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương nghiên cứu lồng ghép các kịch bản được các chuyên gia Hà Lan khuyến nghị trong MDP - Kế hoạch phát triển dài hạn ĐBSCL đến năm 2100.
Theo bà Anjali Acharya, ĐBSCL có nhiều tiềm năng và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhưng đang đối mặt trước thách thức kép là BĐKH, nước biển dâng và tác hại của việc xây các đập thủy điện trên dòng chính Mekong cũng như tình trạng đê bao cục bộ, sản xuất lúa vụ 3, sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp … Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, an toàn và trù phú trong tương lai, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương nghiên cứu lồng ghép các kịch bản được các chuyên gia Hà Lan khuyến nghị trong MDP - Kế hoạch phát triển dài hạn ĐBSCL đến năm 2100.
Tầm
nhìn dài hạn đặt ra yêu cầu LKV, nâng cao năng lực thích ứng trước tác động
BĐKH. Nhóm chuyên gia dự án của WB đang tiến hành tham vấn các bên liên quan để
xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin dữ liệu vùng nhằm cung cấp thông tin
thiết yếu, hệ thống bản đồ thông tin thổ nhưỡng, thủy văn… phục vụ thiết thực
kinh doanh nông nghiệp; chọn lựa nội dung ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy cải cách thể
chế, tổ chức, điều phối liên kết vùng; chọn mô hình thí điểm hỗ trợ đầu tư.
Thách
thức đang đặt ra cho ĐBSCL yêu cầu LKV và hợp tác quốc tế. Ứng phó với BĐKH đòi
hỏi sự chủ động chuẩn bị bằng các giải pháp công trình lẫn phi công trình; nâng
cao năng lực thích ứng hiệu quả trước BĐKH bằng chính nội lực của vùng, của
quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế. Phía trước còn nhiều việc phải làm cho
một ĐBSCL an toàn, trù phú và bền vững trước tác động của BĐKH. Sự quan tâm của
WB - một tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế có uy tín - đang mở ra nhiều cơ hội
liên kết phát triển cho vùng này trong tương lai
Nhận xét
Đăng nhận xét