Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

3 x 8 = 23. Tại sao?

Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23? Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao như vậy… Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải. Chỉ nghe người mua hét lớn:  “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?” Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”. Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:  “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!” Nhan Uyên đáp:  “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?” Người mua nói:  “Nếu ta sai,  hãy lấy đầu ta . Nhà ngươi sai thì sao?” Nhan Uyên trả lời: “

Trung Quốc muốn mua nông sản Việt Nam qua sàn

Báo Pháp luật TP HCM ngày 19/6/2015 Sản phẩm nông nghiệp mua ở Việt Nam rẻ nhưng bán ở thị trường Trung Quốc rất đắt. Hội Doanh nghiệp Trung Quốc (TQ) tại TP.HCM trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ ngày 17-6 đã đề nghị thành lập Trung tâm Giao dịch nông sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tọa lạc ở Cần Thơ. Đây sẽ là nơi tập trung các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp (phân bón, máy móc...) khu vực ĐBSCL để giao thương trong, ngoài nước. Phía Hội Doanh nghiệp TQ tại TP.HCM cho rằng lâu nay do không có đầu mối lớn nên doanh nghiệp TQ thường phải mua nông sản thông qua thương lái. Điều đó khiến giá thành không ổn định, đôi lúc mối quan hệ giữa doanh nghiệp TQ và người dân không tốt. Chưa hết, việc mua phân tán, không có nơi tập trung nên sản phẩm bán ra ở TQ rất đắt nhưng mua ở Việt Nam (VN) thì rẻ và nông dân VN không hưởng lợi nhiều do một phần lợi nhuận rơi vào túi khâu trung gian. Trước đề nghị nói trên, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ đã

Chuyên gia và chính sách: XÂY DỰNG ĐẢO NGỌC THÔNG MINH

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 10/08/2015 09:10 GMT+7 TT - Phát triển nóng từ Phú Quốc đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới trên cả nước.  Lo ngại, cảnh báo cho tương lai của hòn đảo lớn nhất nước, mang tầm quốc gia và quốc tế như Phú Quốc là điều đáng mừng; nhưng quan trọng hơn là hiến kế và hành động cho mục tiêu xây dựng - phát triển đảo ngọc theo mô hình hòn đảo thông minh, trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, trù phú, môi trường sống chất lượng cao. Vừa qua, để phát triển Phú Quốc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã được mời lập quy hoạch. Hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo ra diện mạo mới. Cùng với việc “mở cổng trời” - sân bay, là xây dựng “cửa bể” - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, Dương Đông, các đường trục bắc - nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá. Đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước ta, dài nhất Đông Nam Á, đường cáp quang viễn thông cũng không chậm chân ra đảo ngọc. Nhiều dự án đầu tư tầm cỡ nở rộ.

Giảm lệ thuộc thương lái Trung Quốc

Báo Người Lao Động, ngày 10/08/2015 22:12 Có hôm sáng sớm, thương lái Trung Quốc ra giá thu mua 15.000 đồng/kg thanh long không hạn chế số lượng nhưng khi thấy tập kết về nhiều thì ép giá còn 12.000 đồng/kg Tỉnh Bình Thuận cho biết diện tích thanh long ở tỉnh này đã có khoảng 22.000 ha, trong khi quy hoạch đến cuối năm 2015 chỉ 15.000 ha và trên 75% sản lượng thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Kiểm tra chặt, phạt mạnh tay Nhiều nông dân ở Bình Thuận cho biết nếu giá ổn định từ 15.000-17.000 đồng/kg thì có thể lãi ròng không dưới 300 triệu đồng/ha/năm. Theo bà Cao Thị Kim, một chủ vựa thanh long ở Bình Thuận, sau khi thu mua thanh long, tư thương chuyển đến tận biên giới Việt - Trung để bán cho đầu nậu Trung Quốc. Việc mua bán không có hợp đồng, ràng buộc gì. Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, cho biết đầu nậu Trung Quốc ít xuất hiện mà chỉ thông qua “cò” trong tỉnh để thu gom thanh long. Họ điều ngh

​Phú Quốc phát triển nóng và những cảnh báo

Báo Tuổi Trẻ, ngày 09/08/2015 10:22 GMT+7 TT - Sự phát triển quá nóng của Phú Quốc (Kiên Giang) gần đây đã mang đến thực tế: bộ máy công quyền quá tải, ô nhiễm môi trường, liên tiếp những vụ trọng án xảy ra...                                                    Nghe đọc bài: Phú Quốc phát triển nóng và những cảnh báo ​ TT - Sự phát triển quá nóng của Phú Quốc (Kiên Giang) gần đây đã mang đến thực tế: bộ máy công quyền quá tải, ô nhiễm môi trường, liên tiếp những vụ trọng án xảy ra...  Làm thế nào để Phú Quốc phát triển mà vẫn giữ được sinh thái, phát triển mà con người vẫn còn bình dị, thân thiện? * Ông LÊ VĂN THI (chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang): Lo lắng cho môi trường Phú Quốc Kế hoạch dài hạn cho phát triển đảo Phú Quốc xứng đáng là đảo ngọc tầm cỡ khu vực và quốc tế đã được trung ương xác định, không có gì phải bàn cãi nữa. Đề án đặc khu Phú Quốc hiện đã làm xong, trình các bộ, ngành và Thủ tướng đã giao B