Trần Hữu
Hiệp
TT - Phát triển nóng từ Phú Quốc
đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới trên cả nước.
Lo ngại,
cảnh báo cho tương lai của hòn đảo lớn nhất nước, mang tầm quốc gia và quốc tế
như Phú Quốc là điều đáng mừng; nhưng quan trọng hơn là hiến kế và hành động
cho mục tiêu xây dựng - phát triển đảo ngọc theo mô hình hòn đảo thông minh,
trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, trù phú, môi trường sống chất lượng cao.
Vừa qua,
để phát triển Phú Quốc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã được mời lập
quy hoạch. Hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng,
tạo ra diện mạo mới.
Cùng với
việc “mở cổng trời” - sân bay, là xây dựng “cửa bể” - cảng biển quốc tế tổng
hợp An Thới, Dương Đông, các đường trục bắc - nam, vòng quanh đảo và tuyến
xương cá.
Đường cáp
ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước ta, dài nhất Đông Nam Á, đường cáp quang viễn
thông cũng không chậm chân ra đảo ngọc.
Nhiều dự
án đầu tư tầm cỡ nở rộ... cho thấy sự chuyển động thu hút nhiều kênh đầu tư
phát triển đảo. Nó tạo ra hấp lực và nhu cầu chính đáng “tiến ra đảo” của nhiều
người, nhiều giới và cũng kéo theo nguy cơ biến đảo ngọc thành “túi chứa” tệ
nạn.
Phú Quốc -
thành phố biển đảo, du lịch, dịch vụ ngoài khơi trong tương lai cần được định
hình dài hạn, cần một không gian xanh, sạch, đẹp, kiểu mẫu gắn với cảnh quan
biển, với chức năng đô thị được xây dựng trong mối quan hệ với ĐBSCL, cả nước
và trong mối quan hệ gắn bó với các đô thị lớn của các nước ASEAN và trên thế
giới.
Tầm nhìn
chiến lược của một “đặc khu hành chính - kinh tế” yêu cầu định vị Phú Quốc
trong mối quan hệ cạnh tranh sòng phẳng, không chỉ phát huy mà còn tạo ra những
lợi thế so sánh so với các hòn đảo phát triển khác trên thế giới như Jeju (Hàn
Quốc), Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia)...
Muốn xây
dựng thành công đặc khu Phú Quốc, không biến nó thành “tỉnh thứ 64 của Việt
Nam” hay giẫm lên lối mòn nhàm chán, phải chấp nhận vượt ra ngoài những khung
khổ luật pháp hiện hành, cần một cơ chế đặc thù là điều đã được khẳng định.
Nhiều nhà
khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã góp ý kiến tâm huyết để “may áo” cho
hòn đảo ngọc quốc gia phát triển xứng tầm.
Theo đó,
bốn trụ cột trong phát triển đặc khu này cần được quan tâm, không chỉ là không
gian kiến trúc, đầu tư, tạo “sản phẩm đặc thù” có lợi thế cạnh tranh mà quan
trọng là đảm bảo một môi trường tự nhiên và xã hội trong lành, tạo ra tính năng
động và khác biệt cho đảo ngọc.
Yêu cầu
phát triển đảo theo hướng bền vững, hài hòa giữa kinh tế với bảo tồn di tích
lịch sử, văn hóa và môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng vùng và quốc gia,
đảo ngọc này được giao ba nhiệm vụ “trung tâm”: du lịch, dịch vụ cao cấp; khoa
học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của
quốc gia và Đông Nam Á.
Tầm nhìn
dài hạn là mục tiêu định hướng xuyên suốt. Nhưng những nỗ lực ngắn hạn nhằm để
giữ cuộc sống bình yên cho người dân, môi trường du lịch an toàn, địa điểm đầu
tư lý tưởng cho doanh nhân lại là yêu cầu quan trọng mang tính quyết định trong
hiện tại.
Những bất
ổn bộc lộ gần đây do phát triển nóng cần được kiểm soát là đòi hỏi bức xúc từ
thực tiễn.
Vì vậy,
các giải pháp, biện pháp kiểm soát xã hội, quản lý “dân cư sạch”, phòng chống
tội phạm, trật tự an toàn xã hội cần được đặt lên hàng đầu trong nhiệm vụ mang
tính nhiệm kỳ cho Đại hội Đảng bộ huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sắp diễn ra.
Tương lai
của Phú Quốc ra sao phụ thuộc vào cách ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm của
con người đối với nó trong hiện tại!
Nhận xét
Đăng nhận xét