Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip: Chuyện tôi kể: NGƯỜI VIẾT BÁO KHÔNG CHUYÊN

Liên kết ứng phó ngập, mặn, sạt lở

Nguyễn Chí SGGP, thứ ba, 04/08/2015, 09:45 (GMT+7) Được xác định là vùng đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước, tuy nhiên, ĐBSCL đang đứng trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH) làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và kinh doanh. Việc liên kết toàn vùng nhằm chủ động ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp bách đang đặt ra… Nguy cơ ngày càng cao Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tác động của BĐKH làm tần suất, cường độ và phạm vi bị ảnh hưởng bởi bão lũ, hạn hán ngày càng gia tăng, làm thay đổi ranh giới giữa vùng nước mặn, lợ và ngọt. Từ đó, tác động đến hệ thống canh tác trong vùng. Đáng chú ý trong những năm gần đây, nông dân tại vùng ĐBSCL phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, mặc dù nhiều công trình ứng phó với BĐKH đã được triển khai. Cụ thể tại tỉnh Kiên Giang, nơi có 2.778ha nuôi trồng thủy sản của hàng ngàn hộ dân ở 2 xã Nam Thái và Nam Thái A (huyện An Biên) bị ảnh hưởng bởi

Liên kết hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Mỹ Thanh Báo Cần Thơ, ngày thứ tư, 12/08/2015 21 giờ 02 GMT+0 TP Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, là 1 trong 4 tỉnh, thành của "Tứ giác động lực" – vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Với vị trí, vai trò đặc biệt, TP Cần Thơ không chỉ là đô thị trung tâm lớn nhất vùng mà còn đảm nhận vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại-dịch vụ, du lịch, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa; là "cửa ngõ ra biển Đông của sông Mê Công; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có vai trò đầu tàu, thúc đẩy các địa phương trong vùng cùng phát triển" như Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã nêu ra. Từ định hướng trên, nhiều năm qua, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo sức lan tỏa phát triển kinh tế-xã hội chung cho cả vùng ĐBSCL. Nhờ đó, TP Cần Thơ hi

“Phương tiện” nào đưa Cần Thơ đến đích thành phố công nghiệp trước năm 2020?

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, thứ năm, 13/08/2015 Cần Thơ hướng đến mục tiêu "cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020" phải trên cơ sở "định vị" thành phố, khả năng nỗ lực đạt được trong quỹ thời gian chỉ còn hơn 4 năm nữa. Làm gì để về đích, trở thành thành phố đồng bằng, cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, đáp ứng kỳ vọng của người đồng bằng và cả nước, đang là thách thức lớn mà Tây Đô phải vượt qua trong thời gian tới. Băn khoăn "chưa có bộ tiêu chí" "Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020" là mục tiêu được xác định tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị "về Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và nhiều văn bản quan trọng. Nhận thức về vấn đề này được bổ sung, ngày càng sáng tỏ hơn, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chí chính thức (như tiêu chí xã nông thôn mới) để đánh giá, công nhận một

Nỗi lo bụi than

Hàm Luông SGGP, thứ hai, 20/07/2015 Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vừa tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức phát triển nguồn điện ở ĐBSCL”. Thông tin từ hội thảo cho biết, ĐBSCL đang nổi lên vai trò của một trung tâm điện lực quốc gia. Triển khai tổng sơ đồ điện VII, nhiều nhà máy nhiệt điện trong vùng đã, đang và sẽ được xây dựng như Duyên Hải 1, 2, 3 (Trà Vinh), Long Phú 1, 2, 3 (Sóc Trăng), Sông Hậu 1, 2 (Hậu Giang) và Kiên Lương (Kiên Giang) cùng với các trung tâm điện lực Cần Thơ, khí - điện - đạm Cà Mau… Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Trà Vinh Việt Nam hiện có 14 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động bằng công nghệ đốt than phun và tầng sôi. Dự kiến sẽ có thêm có 57 dự án nhiệt điện khác sẽ được xây dựng thời gian tới. Còn theo quy hoạch trong tổng sơ đồ điện VII, đến năm 2020, công suất nhiệt điện cả nước đạt 36.000 MW, điện lượng đạt khoảng 154 tỷ kWh, tương đương khoảng 47% tổng sản lượng điện cả nước. Theo đó, lượng than cần cho ngành điện tăng khoảng 6 triệu tấn vào nă

Nông dân thiệt thòi

Trần Minh Trường SGGP, thứ năm, 20/08/2015, 08:28 (GMT+7) Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua. Nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo… đã bàn đủ các giải pháp nhưng vẫn chưa tác động tới thực tiễn sản xuất và thị trường. Càng ưu tư hơn khi câu chuyện nông sản tuột giá lại đúng vào thời điểm ngành nông nghiệp sơ kết 2 năm tái cơ cấu lĩnh vực này. Báo cáo của Bộ NN-PTNT tại hội nghị (ngày 13-8 tại Hà Nội) đã chỉ ra 5 hạn chế về tái cơ cấu nông nghiệp sau 2 năm triển khai. Trong đó nêu rõ kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc; thu nhập và đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn… Ngoài

Thư viện VideoClip: NÔNG DÂN ĐBSCL LÚNG TÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thư viện VideoClip: BỎ PHÍ GIA CẦM, TĂNG LỰC CHO CHĂN NUÔI